-
Là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển internet hàng đầu khu vực và trên thế giới, Việt Nam đã có một nền tảng khá quan trọng để bước vào giai đoạn xuất bản 4.0. Để nắm chắc cơ hội, chủ động cho con đường phát triển trong thời gian tới, chúng ta cần phải làm gì?
-
Nút thắt cổ chai khiến doanh nghiệp khó chuyển hóa thành công chính là hệ thống giáo dục đại học.
-
Những bước tiến trong lĩnh vực học máy gần đây đã giúp các cơ sở tri thức (Knowledge Base) vốn có lịch sử phát triển từ thập niên 70 thế kỉ trước thực sự hồi sinh. Hiện nay, cơ sở tri thức là nền tảng cho phần lớn các tính năng của những sản phẩm như Google Assistant Amazon Alexa, Apple Siri, and Wolfram Alpha. Bài viết của Alex Ratner và Chris Re dưới đây sẽ chỉ ra những điểm mấu chốt trong quy trình xây dựng cơ sở tri thức, từ giao diện cho phép đưa vào tri thức từ các chuyên gia cho tới các thuật toán, các biểu diễn của tri thức để áp dụng trong các bài toán ứng dụng khác nhau.
-
-
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) diễn ra từ những năm 60 của thế kỷ 20, nhưng ảnh hưởng của nó thời điểm này cho thấy quy mô, phạm vi và tính phức tạp trong xã hội không giống với bất cứ những gì mà thế giới đã từng trải qua trước đó. Nó tạo ra những xu thế phát triển khác biệt mới; đặt ra những thách thức, cơ hội chưa từng có ở nhiều lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu.
-
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0) là sự kết hợp các công nghệ giúp xóa nhòa ranh giới giữa các lĩnh vực vật lý, số hóa và sinh học.
-
"Cách mạng Công nghiệp 4.0" đang diễn ra tại nhiều nước phát triển. Nó mang đến cho nhân loại cơ hội để thay đổi bộ mặt các nền kinh tế, nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường.
-
Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), đó là sự kết hợp cao độ giữa hệ thống siêu kết nối vật lý và kỹ thuật số với tâm điểm là internet, vạn vật kết nối (IoT) và trí tuệ nhân tạo. Công nghiệp 4.0 với hệ thống kỹ thuật số hóa, hướng đến giải phóng con người khỏi công việc trí tuệ. Trong bài viết này, tác giả giới thiệu về: Công nghiệp 4.0 và tầm ảnh hưởng của nó; xu hướng phát triển công nghiệp 4.0 trên thế giới, chủ yếu là ở châu Á; Việt Nam và mức độ kỹ thuật số hóa, cùng một số ý kiến về vai trò của nhà nước trong việc thúc đẩy doanh nghiệp kỹ thuật số hóa sản xuất.
-
Kinh nghiệm phát triển của Nhật Bản, Hàn Quốc và một số quốc gia/vùng lãnh thổ có đặc điểm văn hóa, giáo dục tương đồng đã chỉ ra rằng, nguồn nhân lực đóng vai trò tối quan trọng trong phát triển bền vững, hưng thịnh của quốc gia. Với chính sách lấy công nghiệp làm động lực then chốt để phát triển đất nước, Việt Nam cần có những biện pháp mang tính tổng thể, hệ thống quy mô toàn quốc trong phát triển nhân lực kỹ thuật công nghệ trực tiếp sản xuất.
-
Cách mạng 4.0 cũng như những cuộc cách mạng trước đó đã tác động tới mọi mặt của đời sống xã hội với những mức độ và chiều hướng khác nhau. Giáo dục đại học là một trong những ngành chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất của cuộc cách mạng 4.0 vì sản phẩm của đào tạo phải đáp ứng với nhu cầu của thị trường lao động đang có sự thay đổi nhanh chóng. Bài viết này đề cập đến một số tác động của cuộc cách mạng 4.0 tới hoạt động giáo dục đại học của Việt Nam hiện nay.
-
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa, vật lý, sinh học với trung tâm và khâu đột phá là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, in-tơ-nét kết nối vạn vật, rô-bốt, công nghệ na-nô, công nghệ sinh học,… đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới, tạo ra những cơ hội rất lớn nhưng cũng đặt ra thách thức không nhỏ cho mỗi quốc gia. Nó cũng tác động đến nước ta trên mọi lĩnh vực, khía cạnh khác nhau của đời sống xã hội. Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những lĩnh vực chịu sự tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất từ cuộc cách mạng này.
-
Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra mạnh mẽ, thúc đẩy nền sản xuất với hiệu suất cao, chất lượng sản phẩm tốt với giá thành hạ, tác động trực tiếp đến các dịch vụ và quá trình lưu thông hàng hóa, có ảnh hưởng sâu rộng tới mọi mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng của mỗi quốc gia. Để nâng cao năng lực tiếp cận và cạnh tranh quốc gia trong cuộc cách mạng này, Việt Nam cần phải có chiến lược phát triển khoa học - công nghệ phù hợp.
-
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tạo ra sự phát triển với tốc độ theo cấp số nhân, từ các yếu tố, như tri thức, tiến bộ kỹ thuật, năng suất lao động, lượng của cải tạo ra cho đến các biến đổi về cấu trúc của nền hành chính - thể chế, quản lý - quản trị. Vì vậy, một quốc gia muốn phát triển nhanh và bền vững thì phải xây dựng chiến lược để thực hiện cách mạng công nghiệp lần thứ tư, trong đó cần chú trọng công tác quản lý ở tầm vĩ mô.
-
Sau 20 năm thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 khóa VIII về “Chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ đã có những bước phát triển đáng kể, không ngừng gia tăng về số lượng và chất lượng, trưởng thành về mọi mặt, từng bước được chuẩn hóa, trẻ hóa, thích ứng với nhiệm vụ trong giai đoạn mới và có đóng góp quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
-
Từ kết quả nghiên cứu của mình, TS Trần Ngọc Sơn – Trường Đại học Đông Á cho rằng, trước cuộc Cách mạng 4.0, người quản trị trường đại học cần có những năng lực cần thiết.