-
Tự hào về dân tộc và nhân dân anh hùng, về Đảng quang vinh, chúng ta càng biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Người sáng lập, rèn luyện Đảng ta.
-
Bác Hồ là người Cha thân yêu của các lực lượng vũ trang cách mạng. Người đã trực tiếp sáng lập, tổ chức, giáo dục và rèn luyện Quân đội nhân dân Việt Nam.
-
Năm mươi năm qua, những di huấn trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta, trong đó có lực lượng công an nhân dân, nghiên cứu, quán triệt sâu sắc, quyết tâm và ra sức thực hiện. Trong Lễ truy điệu Chủ tịch Hồ Chí Minh tại trụ sở Bộ Công an, đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Bộ Công an đã thay mặt toàn thể lực lượng công an nhân dân tuyên thệ: Lực lượng công an nhân dân đoàn kết và quyết tâm làm theo Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, kiên trì và đẩy mạnh cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, tiến tới thống nhất nước nhà.
-
Ngày 15/10/1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm “Dân vận” đăng trên báo Sự thật số 120. 70 năm đã trôi qua, nhưng tác phẩm “Dân vận” luôn được xem là cương lĩnh, kim chỉ nam về công tác vận động quần chúng của Đảng ta.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả cuộc đời phấn đấu, hy sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng con người. Trước khi đi vào cõi vĩnh hằng, Người đã để lại cho dân tộc bản Di chúc thiêng liêng. Đây là văn kiện lịch sử cực kỳ quan trọng, kết tinh những giá trị tinh hoa về văn hóa, tư tưởng, đạo đức và tâm hồn cao đẹp của Người; thể hiện tâm nguyện, ý chí quyết tâm sắt đá, trách nhiệm, niềm tin mãnh liệt của Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, những vấn đề cốt yếu về xây dựng Đảng, quan hệ giữa Đảng với nhân dân và định hướng toàn diện cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng đất nước sau chiến tranh.
-
Ngày 28-8, Bộ Công an tổ chức Hội nghị Chuyên đề “Ý nghĩa lịch sử và giá trị trường tồn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, những kết quả nổi bật sau 50 năm thực hiện Di chúc của Người” cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, báo cáo viên trong CAND theo hình thức truyền hình trực tuyến trong toàn lực lượng.
-
Cách đây 50 năm, trước khi từ biệt thế giới này để “đi gặp Cụ Các Mác, Cụ Lênin và các vị cách mạng đàn anh khác”, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta một văn kiện lịch sử vô giá; kết tinh tư tưởng, đạo đức, phong cách của một vĩ nhân, anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới - đó là bản Di chúc mà Người gọi là Tài liệu “Tuyệt đối bí mật”.
-
Một trong những nội dung quan trọng được Chủ tịch Hồ Chí Minh đề cập đầu tiên trong bản Di chúc là vấn đề xây dựng Đảng. Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Người trong Di chúc đã đạt đến tầm lý luận sâu sắc.
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh bắt đầu khởi thảo Di chúc ngày 10-5-1965 và hoàn thành vào tháng 5-1969. Đó là chặng đường lịch sử đặc biệt khi cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước diễn ra vô cùng ác liệt.
-
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm, chăm sóc đặc biệt đến Lực lượng CAND. Người thường xuyên đến thăm, động viên và có những lời dạy bảo sâu sắc, quý báu đối với Lực lượng CAND trên các lĩnh vực công tác, chiến đấu.
-
Ngày 19-8-1945, Lực lượng CAND Việt Nam ra đời trong khí thế thắng lợi của cuộc Cách mạng Tháng Tám vĩ đại là dấu mốc lịch sử quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự của đất nước.
-
(TG)- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Hồ Chí Minh luôn đề cao và thực hiện “CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH”[1]; đồng thời, yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên cần phải thường xuyên rèn luyện những đức tính quý báu đó. Trước khi đi xa, Người căn dặn trong Di chúc: “Đảng ta là một đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư"[2].
-
Chủ tịch Hồ Chí Minh hết sức coi trọng sự nghiệp giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), bởi GD-ĐT nâng cao dân đức và mở mang dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước phát triển, phồn vinh...
-
Vượt qua ngôn ngữ, hình thức của một bản Di chúc thông thường, những vấn đề viết về xây dựng Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong bản di chúc đã đạt đến tầm lý luận sâu sắc.
-
Năm 1949, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết tác phẩm CẦN KIỆM LIÊM CHÍNH gồm 4 bài báo với bút danh Lê Quyết Thắng đăng trên báo “Cứu quốc” các số ra ngày 30/5, 31/5, 1/6 và 2/6/1949. 70 năm đã trôi qua, nhưng những nội dung Bác đã đề cập trong tác phẩm vẫn luôn nóng hổi tính thời sự và có giá trị thiết thực.