Hoạt động của Học viện
Thứ Tư, 8/11/2023 20:19'(GMT+7)

Báo cáo thực tế về hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự

Tham dự buổi báo cáo có đồng chí Thượng tá Nguyễn Công Khôi, Trưởng Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh - Báo cáo viên tại chương trình; tập thể lãnh đạo, giảng viên Khoa Luật và đông đảo học viên các khóa học, hệ học thuộc Học viện.

Thượng tá Nguyễn Công Khôi, Trưởng Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh báo cáo thực tế tại chương trình

Thượng tá Nguyễn Công Khôi, Trưởng Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh báo cáo thực tế tại chương trình

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2021) đã quy định rất chi tiết, cụ thể trong việc thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự, trong đó quy định mới về thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra đánh giá, chứng cứ của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng... Điều này đã góp phần định hướng về mặt lý luận, tạo điều kiện cho quá trình tố tụng hình sự được diễn ra một cách có hiệu quả, toàn diện. Tuy nhiên, việc áp dụng những quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về vấn đề này ở Công an các đơn vị địa phương còn nhiều vướng mắc, hạn chế ảnh hưởng tới hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới.

Giảng viên và học viên Học viện tham gia buổi báo cáo thực tế

Giảng viên và học viên Học viện tham gia buổi báo cáo thực tế

Bám sát nội dung đó, Báo cáo viên đã phổ biến một số nội dung xoay quanh các vấn đề như sau:

- Hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự từ thực tiễn của Cơ quan CSĐT Công an huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh;

- Đánh giá những tác động của pháp luật Tố tụng hình sự đến hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ qua đó rút ra những khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn áp dụng;

- Rút ra một số bài học kinh nghiệm của địa phương để nâng cao hiệu quả hoạt động thu thập, đánh giá, sử dụng chứng cứ trong điều tra vụ án hình sự tại Bắc Ninh nói riêng.

Các đại biểu, học viên chụp ảnh lưu niệm tại buổi báo cáo thực tế

Các đại biểu, học viên chụp ảnh lưu niệm tại buổi báo cáo thực tế

Những nội dung này là nguồn kiến thức thực tiễn quý báu, giúp cán bộ, giảng viên và học viên Học viện so sánh, đối chiếu giữa lý luận với thực tiễn công tác của lực lượng Cảnh sát nhân dân, đồng thời trang bị cho mỗi học viên kỹ năng xử lý tình huống và bản lĩnh nghề nghiệp phục vụ quá trình công tác sau khi ra trường.

          Nguyễn Đức Sơn (Khoa Luật)

Các tin khác

Thư viện Video

Phát triển văn hóa đọc góp phần xây dựng văn hóa Công an nhân dân thời kỳ chuyển đổi số

Phát triển văn hóa đọc góp phần xây dựng văn hóa Công an nhân dân thời kỳ chuyển đổi số

(ANTV) - Ngày 21/4 là ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam. Sách là sản phẩm văn hóa tinh thần đối với mỗi người dân. Là lực lượng nòng cốt bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, việc đọc sách càng có ý nghĩa quan trọng với mỗi cán bộ chiến sỹ CAND. Trong bối cảnh toàn cầu đang bước vào thời kỳ chuyển đổi số sâu rộng, việc xây dựng và phát triển văn hóa trong lực lượng CAND không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là một nhiệm vụ chiến lược nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chiến sĩ cả về phẩm chất chính trị, năng lực chuyên môn, lẫn tầm vóc văn hóa.

Thư viện Ảnh

Mới nhất