Nhìn ra thế giới
Thứ Hai, 4/6/2018 10:33'(GMT+7)

Cảnh sát lập website nhờ cộng đồng mạng truy tìm kẻ bị truy nã

Hai đối tượng bị truy nã trong chương trình Bolo. ảnh: CBC News

Hai đối tượng bị truy nã trong chương trình Bolo. ảnh: CBC News

Hãng tin CBS News dẫn lời thám tử điều tra Stacy Gallant thuộc lực lượng cảnh sát Toronto cho biết, mục đích thiết lập công cụ trực tuyến mới này là cảnh sát Toronto mong muốn mọi người giúp họ bắt được những nghi phạm bị truy nã gắt gao nhất của Canada.

Bức ảnh về những nghi phạm này sẽ được liên tục cập nhật trên một trang web kèm thông tin tóm lược về trường hợp đào tẩu cũng như cáo buộc mà những kẻ này đang phải đối mặt.

Thám tử Stacy Gallant nói: "Dự án này đang được thực hiện triển khai với chương trình thí điểm mang tên Bolo. Chúng tôi gọi đây là  một công cụ trực tuyến thu thập thông tin về những lệnh bắt, truy nã".

Trong khi đó, hãng thông tấn Hightimes thì giải thích rằng, Bolo là một từ viết tắt của cụm từ "Be On The Look Out". "Be On The Look Out" không chỉ là thuật ngữ phổ biến được sử dụng trong các bộ phim truyền hình về cảnh sát mà còn được sử dụng nhiều trong cuộc sống.

Chương trình liên quan đến một trang web hiển thị các áp phích quảng cáo với hình ảnh về những kẻ đang trốn chạy và bị truy nã vì tội ác nghiêm trọng đã gây ra, trong đó có cả tội giết người.

"Các thành viên của công chúng mạng là mắt và tai của lực lượng cảnh sát và họ thường xuyên cung cấp những thông tin giá trị, có thể giúp bắt giữ những kẻ này. Thật không công bằng khi để những kẻ nguy hiểm bị truy nã sống nhởn nhơ trong cộng đồng mà không bị bắt giữ hay bị buộc tội về hành động phạm pháp của chúng", một sĩ quan cảnh sát Toronto giải thích thêm.

Cũng theo hãng Hightimes, Chương trình Bolo là sản phẩm trí tuệ của Stephan Crétier, người sáng lập của Công ty bảo mật tư nhân GardaWorld Security Corporation. Về tiểu sử của những kẻ bị truy nã, mọi người có thể xem trên trang web, trên máy ví tinh hoặc điện thoại thông minh.

Các video và đồ họa về những nghi phạm này có thể tích hợp được tất cả các mạng và phần mềm khác nhau. Ngoài ra, trong phần tiểu sử của nghi phạm, cảnh sát cũng có cung cấp thông tin về những nơi các nghi phạm từng ở, có thể lẩn trốn hoặc những điểm đặc biệt, đáng chú ý để người dân có thể nhận ra và báo cáo khi cảm thấy khả nghi. Đặc biệt hơn nữa, kết nối với trang web này là tài khoản trên một số mạng xã hội như Twitter, Instagam, Facebook… giúp lan tỏa thông tin rộng rải hơn.

Nói kỹ hơn về phần mềm này, phát ngôn viên của GardaWorld Security Corporation, Maxime Langois cho biết: "Chúng tôi chỉ khởi động các chiến dịch truy lùng kiểu này khi có sự ủy quyền và hợp tác đầy đủ từ lực lượng cảnh sát. Những gì chúng tôi làm sau đó là lấy thông tin đã có sẵn có rồi công khai chúng trên mạng Internet, gia tăng sự tiếp cận của công chúng với nguồn thông tin này".

Và thay vì dựa vào những người theo dõi truy cập để đọc thông tin, Chương trình Bolo còn "sẵn sàng trả thêm tiền cho các bài đăng được chia sẻ bởi các cá nhân trên cộng đồng mạng".

Thám tử điều tra Stacy Gallant bổ sung: "Tôi mong có sự chú ý hơn nữa về truyền thông xã hội theo cách thức này. Chúng tôi cũng có trang web của cảnh sát nhưng không thể lúc nào cũng hiện ngay trang nhất bảng tên và dữ liệu về những kẻ bị truy nã ở đó. Từ khi có Bolo, việc này đã được giải quyết và lượng người truy cập chương trình gia tăng từng ngày.

Và mặc dù chương trình mới trong giai đoạn thử nghiệm nhưng chúng tôi cũng đã nhận được sự hỗ trợ rất nhiều từ công chúng và cộng đồng mạng. Hiện cộng đồng mạng đang giúp chúng tôi truy lùng gắt gao 2 kẻ bị truy nã là Alexnader Fountaine đã bắn chết Samatar Omar Farah (24 tuổi) ở Scarborough năm 2017 và Tommy - người đã đâm chết Russel Sahadeo (23 tuổi) ở đường Jane & Scarlett năm 2015.

Trong tuần tới, chúng tôi sẽ bổ sung thêm một loạt hồ sơ về những kẻ bị buộc tội những vụ việc khác như hành hung trẻ em, bạo lực tình dục…".

Khánh Chi

Nguồn: Báo CAND

 

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Đảm bảo an toàn cho học sinh nhìn từ các vụ đi xe vào sân trường

Đảm bảo an toàn cho học sinh nhìn từ các vụ đi xe vào sân trường

(ANTV) - Mỗi một năm học mới bắt đầu, các bậc phụ huynh học sinh lại có vô vàn nỗi lo. Lo các khoản thu chi, học phí, lo con em mình có được môi trường học tập tốt hay không, có an toàn hay không? Và câu chuyện an toàn cho học sinh lại đang nóng lên trong những ngày qua. Khi dư luận vẫn chưa hết bức xúc sau vụ tông tử vong học sinh trong sân trường ở Đắk Lắk, thì cách đây hơn hai ngày, lại có thêm một phụ huynh khác lái ôtô vào sân trường THCS-THPT Chu Văn An, ở TP Móng Cái, Quảng Ninh rồi tông trúng một học sinh đi xe đạp điện.

Thư viện Ảnh

Mới nhất