Tin tức - Sự kiện
Thứ Sáu, 8/11/2024 11:9'(GMT+7)

Công tác giám định âm thanh và kỹ thuật số phục vụ điều tra hình sự trong CAND, thực trạng và định hướng phát triển

Tham dự có Đại tá Phạm Long Âu - Phó Cục trưởng Cục Kỹ thuật nghiêp vụ, Bộ Công an; đại diện Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Viện Lý luận Công an; đại diện lãnh đạo các Cục, phòng nghiệp vụ Công an các tỉnh, thành phố; đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng; các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ, giảng viên và học viên chuyên ngành Kỹ thuật hình sự thuộc Học viện.

Sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ kỹ thuật số, điện tử nói chung và ghi âm, ghi hình nói riêng đã mở ra cơ hội kết nối toàn cầu để phát triển kinh tế, xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh đó, các loại dữ liệu điện tử có liên quan hoặc phản ánh về hoạt động phạm tội tồn tại trên các tài khoản điện tử, mạng xã hội, dịch vụ web, máy tính, điện thoại thông minh cũng xuất hiện ngày càng nhiều và phức tạp. Đặc biệt là các dữ liệu điện tử liên quan đến an ninh quốc gia, các bản ghi âm có chứa đựng thông tin nhạy cảm liên quan đến các hoạt động gián điệp, khủng bố hoặc tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm mạng… Từ đó đặt ra những thách thức lớn cho công tác Giám định kỹ thuật số nói chung và giám định âm thanh nói riêng trong việc phân tích, khôi phục, đánh giá tính xác thực của các tệp tin kỹ thuật số và sử dụng các các nguồn chứng cứ là dữ liệu điện tử phục vụ cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Toàn cảnh Hội thảo

Toàn cảnh Hội thảo

Trong những năm qua, công tác giám định Kỹ thuật số nói chung và giám định âm thanh nói riêng của lực lượng Kỹ thuật hình sự đã được các cấp lãnh đạo quan tâm, tích cực triển khai tại Viện Khoa học hình sự và các phòng Kỹ thuật hình sự cấp tỉnh, góp phần quan trọng trong công tác điều tra, giải quyết các vụ án hình sự. Các nội dung giám định kỹ thuật số và điện tử đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, trên thực tế việc triển khai các nội dung giám định kỹ thuật số và điện tử mà đặc biệt là giám định âm thanh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, cần phải thống nhất trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.

Đại tá, TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Đại tá, TS Nguyễn Đăng Sáu, Phó Giám đốc Học viện phát biểu tại Hội thảo

Trước thực trạng đó, việc tổ chức Hội thảo “Công tác giám định âm thanh và kỹ thuật số phục vụ điều tra hình sự trong Công an nhân dân, thực trạng và định hướng phát triển” có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết. Thông qua Hội thảo này, các nhà khoa học, cán bộ thực tiễn có cơ hội cùng nhau phân tích, đánh giá, làm rõ về hệ thống lý luận, cơ sở pháp lý của Công tác Công tác giám định âm thanh và kỹ thuật số của lực lượng Kỹ thuật hình sự - CAND trong tình hình hiện nay. Đồng thời, kịp thời làm rõ những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này trong thời gian tới.

Đại biểu tham luận tại Hội thảo

Đại biểu tham luận tại Hội thảo

Quá trình chuẩn bị Hội thảo, Ban Tồ chức đã nhận được hơn 80 bài viết của nhiều đơn vị và cá nhân thuộc các Cục nghiệp vụ, các trường CAND, Công an các tỉnh/thành phố trực thuộc TW, các đồng chí Lãnh đạo cấp Cục, cấp phòng, các nhà khoa học công tác tại các đơn vị giảng dạy, đơn vị thực tiễn thuộc Bộ Công an. Các bài viết có chất lượng tốt, tập trung giải quyết các vấn đề nhận thức và thực tiễn về công tác giám định âm thanh và kỹ thuật số của lực lượng Kỹ thuật hình sự Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay.

Tại Hội thảo này, các đại biểu đã tập trung tham luận, trao đổi về những nội dung trọng tâm, cụ thể:

- Cơ sở pháp lý, lý luận về giám định âm thanh và giám định kỹ thuật số của lực lượng CAND hiện nay, những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện;

- Đánh giá về vai trò của công tác giám định âm thanh và giám định kỹ thuật số;

- Tình hình, kết quả công tác giám định âm thanh và giám định kỹ thuật số của lực lượng CAND hiện nay; những khó khăn, vướng mắc, tồn tại, hạn chế, bài học kinh nghiệm thực tiễn;

- Dự báo tình hình, các yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám định âm thanh và giám định kỹ thuật số trong thời gian tới và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác này.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Ngoài việc trực tiếp nâng cao hiệu quả công tác giám định âm thanh và giám định kỹ thuật số của lực lượng CAND, kết quả của Hội thảo sẽ bổ sung thêm vào kho tài liệu phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập trong các trường CAND trong thời gian tới.

PV

Các tin khác

Thư viện Video

Phát huy tinh thần chiến đấu, thể dục thể thao trong toàn thể lực lượng

Phát huy tinh thần chiến đấu, thể dục thể thao trong toàn thể lực lượng

(ANTV) - Việc tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thể dục, thể thao và điều lệnh, quân sự, võ thuật là một trong những nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng, góp phần xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đại hội khỏe vì an ninh Tổ quốc lần thứ IX là sự kiện thể thao quan trọng, được tổ chức nhằm phát huy tinh thần thể dục, thể thao trong toàn thể lực lượng. Các chiến sĩ công an tham gia đầy nhiệt huyết, với tinh thần thể thao cao thượng, qua đó góp phần lan tỏa lối sống khỏe mạnh và đoàn kết trong cộng đồng.

Thư viện Ảnh

Mới nhất