Giáo dục - Đào tạo
Thứ Hai, 15/6/2015 12:10'(GMT+7)

Công tác hậu cần đảm bảo đáp ứng yêu cầu giáo dục, đào tạo tại Học viện Cảnh sát nhân dân

Học viện CSND tiếp nhận kỷ vật của lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy và tang vật các vụ án về ma túy phục vụ việc xây dựng Bảo tàng Học viện CSND

Học viện CSND tiếp nhận kỷ vật của lực lượng phòng, chống tội phạm về ma túy và tang vật các vụ án về ma túy phục vụ việc xây dựng Bảo tàng Học viện CSND

Trong bối cảnh cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, số lượng học viên đông và không ngừng tăng thêm theo yêu cầu đào tạo của ngành và Học viện. Những năm qua, Học viện đã tiến hành xây dựng quy hoạch, trong đó xác định ưu tiên triển khai thi công các hạng mục công trình phục vụ công tác giáo dục, đào tạo của Học viện.

Trên cơ sở nguồn kinh phí Bộ Công an cấp và khai thác, huy động từ các nguồn xã hội hóa, tiến hành phân bổ kinh phí hợp lý, hiệu quả, chú trọng đến các công tác trọng tâm của Học viện, mạnh dạn đổi mới công tác hậu cần đời sống, tài chính đảm bảo điều kiện tốt nhất phục vụ công tác giáo dục, đào tạo của Học viện. Trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ hậu cần đảm bảo, Học viện đã tăng cường kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo chất lượng tránh lãng phí và nâng cao hiệu quả sử dụng của các công trình và trang thiết bị phương tiện được trang cấp. Qua nhiều năm đổi mới nội dung, phương pháp, công tác hậu cần phục vụ đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ:

- Nhóm các công trình xây dựng phục vụ công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học: Học viện Cảnh sát nhân dân được xây dựng trên mặt bằng diện tích 12,5 ha (trong đó tập trung xây dựng tại khu A với diện tích 7,7ha), từ năm 2009 đến năm 2014, Học viện đã tiến hành cải tạo, sửa chữa hai khu giảng đường H1, H2, nâng tầng nhà H3; khánh thành giai đoạn 1 Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát. Năm 2013, tranh thủ sự giúp đỡ của lãnh đạo cấp trên, Học viện đã đầu tư được 02 phòng bắn súng điện tử với trang thiết bị hiện đại. Hiện Học viện có hệ thống giảng đường với 80 phòng học các loại từ 50 đến 150 chỗ ngồi phục vụ công tác giảng dạy, học tập với diện tích sàn trên 14.000 m2; có 16 phòng học chuyên dùng cho các khoa nghiệp vụ đã được đầu tư cơ bản với trang thiết bị đồng bộ. Cũng trong những năm qua, Học viện cũng đã đầu tư được hệ thống Nhà tập thể thao đa năng, bể bơi có diện tích 5.166 m2; đầu tư sửa chữa trường bắn 2 tuyến súng ngắn và súng dài; cải tạo, nâng cấp nhiều công trình phục vụ công tác huấn luyện ngoài trời cũng như nhu cầu tập luyện thể dục, thể thao cho học viên.

Bên cạnh đó, từ năm 2012 đã triển khai phủ sóng Wifi toàn Học viện với 5 đường truyền cáp quang phục vụ công tác khai thác, sử dụng thông tin trong hoạt động giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học; lắp đặt và đưa vào sử dụng mạng LAN trong hoạt động của từng đơn vị, triển khai đưa vào hoạt động hệ thống phần mềm quản lý đào tạo theo tín chỉ.

- Nhóm các công trình phục vụ làm việc, sinh hoạt của cán bộ, giảng viên, học viên: sửa chữa, cải tạo nhà H1 để chuyển nơi làm việc cho 18 đơn vị giảng dạy; phân bố, giãn mật độ cho tất cả các đơn vị, đồng thời trang bị mới bàn, ghế, tủ cho cán bộ, giảng viên ở các khoa nghiệp vụ. Đến nay, Học viện đã trang bị được 700 bộ máy tính để bàn (trong đó có 300 bộ máy tính phục vụ cho dạy tin học và ngoại ngữ); máy tính xách tay 260 chiếc; máy phôtô 38 chiếc; máy in các loại 126 chiếc; máy chiếu 90 chiếc; điều hòa các loại trên 500 chiếc; xưởng in với hệ thống in OFFSET hai mầu, 8 trang, và nhiều thiết bị hiện đại khác phục vụ điều kiện làm việc, học tập của cán bộ, giảng viên, học viên trong toàn Học viện. Xây dựng được 10 khu ký túc xá học viên với tổng diện tích sàn hơn 44.000 m2, giải quyết được gần 7000 chỗ ở nội trú cho học viên. Nhà ăn tập thể cho học viên với diện tích sử dụng là 5.761 m2, giải quyết chỗ ăn cho khoảng 5.500 suất ăn/ bữa.

Đầu tư, cải tạo sửa chữa lại 2 hội trường lớn với sức chứa 500 và 200 chỗ. Xây dựng 2 sân Tennis; trải thảm at-fan sân chào cờ học viên, xây dựng cổng số 2; hệ thống đường nội bộ quanh Học viện và các khu vực sân chơi; năm 2012 xin cấp 01 máy bay TU 134 làm mô hình học tập cho học viên; khuôn viên Học viện đã được cải tạo, quy hoạch gọn gàng, sạch sẽ. Nhiều bồn hoa, cây cảnh, khu sân vườn được xây dựng làm cho Học viện ngày một khang trang hơn, đẹp đẽ hơn.

Trong điều kiện kinh phí được nhà nước cấp còn eo hẹp, Đảng ủy, Ban Giám đốc đã thực hiện chủ trương xã hội hóa trong công tác giáo dục và xây dựng các công trình kỷ niệm, tình nghĩa. Học viện đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các đơn vị, các nhà hảo tâm quyên góp được 37 máy chiếu, 01 phòng hội thảo, bảo vệ luận văn, luận án hơn 100 chỗ ngồi; xây dựng Quảng trường nhà Hiệu bộ với tâm điểm là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh; xây dựng khu mô phỏng chủ quyền biển đảo của Tổ quốc; xây dựng khu Văn Miếu, khu nhà sàn dân tộc; công trình “Một góc quê hương”; cải tạo, nâng cấp Phòng Truyền thống, Phòng Trưng bày hiện vật của Cảnh sát ASEAN, công trình tình nghĩa tại Trung ương cục miền Nam và đang triển khai xây dựng tượng các cố Bộ trưởng Bộ Công an qua các thời kỳ tại khu tượng đài Hồ Chí Minh.

Bên cạnh đó, Học viện đang xúc tiến việc xin chuyển đổi quyền sử dụng đất để xây dựng khu chung cư cho cán bộ, giảng viên của Học viện. Xã hội hóa các công trình phục vụ, hợp đồng với các đơn vị, cá nhân triển khai xây dựng siêu thị mini, các khu dịch vụ văn hóa, thể dục, thể thao phục vụ nhu cầu của cán bộ, giảng viên, công nhân viên và học viên của Học viện.

Về phương tiện vận tải, hiện tại Học viện đang quản lý và sử dụng 29 đầu xe. Trong đó xe trên 24 chỗ có 6 chiếc, xe trên 16 chỗ có 5 chiếc, xe 7 chỗ 4 chiếc, xe 4 chỗ 11 chiếc, xe cứu thương 1 chiếc, xe chở quân 2 chiếc. Với số lượng xe như vậy, tuy còn thiếu so với nhu cầu thực tế, song Học viện đã cố gắng điều phối để đáp ứng cơ bản nhu cầu đi lại của cán bộ, chiến sĩ và đảm bảo công tác thường trực chiến đấu khi có yêu cầu cấp trên.

Hiện tại, Học viện có một bệnh xá với các phòng khám cơ bản, phòng xét nghiệm, phòng siêu âm... với 29 giường nằm bệnh nhân phục vụ khám, chữa bệnh ban đầu cho cán bộ, học viên Học viện. Kết hợp với các bệnh viện đầu ngành như Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Việt Đức... tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên, học viên của Học viện. Phối hợp với Viện huyết học và truyền máu trung ương tổ chức hiến máu nhân đạo (là đơn vị dẫn đầu toàn ngành với hơn 1.780 đơn vị máu).

Nhìn chung trong những năm qua, Học viện CSND được sự quan tâm của lãnh đạo Bộ Công an và các đơn vị chức năng, Học viện đã được đầu tư, nâng cấp nhiều về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị kỹ thuật, phương tiện đồ dùng dạy học. Song, so với yêu cầu của công tác đào tạo ngày một tăng, thì cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, đòi hỏi sự cố gắng của tập thể Đảng ủy, Ban Giám đốc, cán bộ làm công tác hậu cần, tài chính, dự án và toàn thể cán bộ, giảng viên, học viên phải cố gắng nỗ lực hơn nữa để nâng cao cơ sở vật chất và khai thác có hiệu quả phục vụ ngày càng tốt hơn cho công tác giáo dục, đào tạo, nghiên cứu khoa học của Học viện.

Trước hết, Đảng ủy, Ban Giám đốc phải đồng nhất quan điểm, tập trung xây dựng công tác hậu cần đảm bảo nhằm phục vụ cho nhiệm vụ chính trị của Học viện. Trên tinh thần đó, các đơn vị tham mưu, phục vụ xây dựng các chương trình, kế hoạch cho đơn vị mình trong từng giai đoạn, từng lĩnh vực công tác đảm bảo hậu cần, kỹ thuật đáp ứng cho mọi hoạt động của Học viện với kết quả cao nhất.

Thực hiện phương châm là nhanh chóng, kịp thời, hiệu quả; đúng quy định; tránh lãng phí, thất thoát trong lĩnh vực hậu cần đảm bảo, phát huy khả năng và tiềm lực cả về cơ sở vật chất và con người nhằm phục vụ tốt nhất cho nhiệm vụ giáo dục, đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện. 

Có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ làm công tác hậu cần. Khuyến khích, động viên cán bộ hậu cần học tập với nhiều loại hình như vừa làm, vừa học, cử đi học ở các trường chuyên ngành kỹ thuật, kinh tế, kế toán, tham dự các khóa tập huấn ngắn ngày.

Tổ chức phân công công việc hợp lý, bổ sung thêm đội ngũ cán bộ chỉ huy và cán bộ có trình độ chuyên môn ngành tin học, điện - điện tử, điện lạnh, kỹ sư xây dựng, cử nhân kinh tế - tài chính, bác sĩ chuyên ngành nội, ngoại, điều dưỡng… Động viên khơi dậy lòng nhiệt tình, tâm huyết với nghề nghiệp cống hiến hết khả năng của mình để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện kêu gọi sự đoàn kết, phối hợp của các đơn vị đối với công tác hậu cần, tài chính để công tác hậu cần, tài chính đáp ứng được nhu cầu xây dựng trường trọng điểm của Ngành trong năm 2015 và đạt trọng điểm của Quốc gia vào năm 2020.

Đại tá, PGS,TS. NGUYỄN THIỆN PHÚ - Phó giám đốc Học viện CSND

Nguồn: Tạp chí Cảnh sát nhân dân số 5+6/2015

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Phát huy tinh thần chiến đấu, thể dục thể thao trong toàn thể lực lượng

Phát huy tinh thần chiến đấu, thể dục thể thao trong toàn thể lực lượng

(ANTV) - Việc tăng cường và nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thể dục, thể thao và điều lệnh, quân sự, võ thuật là một trong những nhiệm vụ, giải pháp rất quan trọng, góp phần xây dựng lực lượng CAND thật sự trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới theo Nghị quyết số 12 của Bộ Chính trị. Đại hội khỏe vì an ninh Tổ quốc lần thứ IX là sự kiện thể thao quan trọng, được tổ chức nhằm phát huy tinh thần thể dục, thể thao trong toàn thể lực lượng. Các chiến sĩ công an tham gia đầy nhiệt huyết, với tinh thần thể thao cao thượng, qua đó góp phần lan tỏa lối sống khỏe mạnh và đoàn kết trong cộng đồng.

Thư viện Ảnh

Mới nhất