Hoạt động của Học viện
Thứ Sáu, 12/7/2024 17:33'(GMT+7)

Công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen” trong Công an nhân dân hiện nay - Những vấn đề lý luận và thực tiễn

Thiếu tướng, TS Chử Văn Dũng, Phó Giám đốc Học viện CSND và Thượng tá Bùi Đức Tài, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự đồng chủ trì Hội thảo khoa học. Cùng dự Hội thảo có đại diện lãnh đạo các Cục nghiệp vụ thuộc Bộ Công an, Công an các đơn vị, địa phương và các học viện, trường CAND.

Thiếu tướng, TS Chử Văn Dũng, Phó Giám đốc Học viện CSND và Thượng tá Bùi Đức Tài, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự đồng chủ trì Hội thảo

Thiếu tướng, TS Chử Văn Dũng, Phó Giám đốc Học viện CSND và Thượng tá Bùi Đức Tài, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự đồng chủ trì Hội thảo

Theo Báo cáo đề dẫn Hội thảo, trong thời gian qua, tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” diễn biến phức tạp, thường gắn với các đối tượng hình sự cộm cán, nhiều tiền án tiền sự, các băng nhóm lưu manh, chuyên nghiệp, các đối tượng sử dụng mọi hành vi mang tính bạo lực, đe dọa, hủy hoại tài sản để đe dọa, đòi nợ gây bức xúc dư luận.

Trước tình hình đó, lực lượng CAND các cấp với vai trò nòng cốt, cùng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đã triển khai tổng hợp, đồng bộ các biện pháp phòng ngừa, tổ chức đấu tranh, bắt giữ, xử lý quyết liệt các đối tượng, băng nhóm hoạt động “tín dụng đen” tạo sự trấn áp, răn đe mạnh mẽ.

Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” đã có nhiều chuyển biến, các loại tội phạm và vi phạm pháp luật theo phương thức, thủ đoạn truyền thống đã được kiềm chế, kéo giảm, hoạt động của các đối tượng không còn công khai, manh động mà chuyển sang lén lút với quy mô nhỏ lẻ. Kết quả này đã được các cấp, các ngành, quần chúng nhân dân ghi nhận, đánh giá cao.

Trong thời gian tới, dự báo tình hình tội phạm, vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” vẫn còn tiềm ẩn phức tạp, với nhiều thủ đoạn hoạt động, đối phó tinh vi. Xu hướng đối tượng sử dụng công nghệ cao, mạng xã hội để hoạt động, triệt để lợi dụng các vướng mắc, sơ hở, bất cập trong các quy định của pháp luật để hoạt động phạm tội, vi phạm pháp luật liên quan đến “tín dụng đen”… Do đó, công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung, tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” nói riêng thời gian tới của lực lượng chức năng sẽ gặp nhiều khó khăn, thách thức.

Thượng tá Bùi Đức Tài, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo

Thượng tá Bùi Đức Tài, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo

Xuất phát từ tình hình thực tiễn của công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và xu hướng của tội phạm và vi vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” thời gian tới, Hội thảo khoa học lần này được tổ chức nhằm làm rõ luận cứ khoa học để tham mưu, đề xuất lãnh đạo Bộ Công an chỉ đạo bổ sung và phát triển hệ thống cơ sở lý luận; từ đó xây dựng, hoàn thiện các văn bản quy định, hướng dẫn thực hiện công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Ban Tổ chức Hội thảo đã nhận được gần 90 bài viết của các đồng chí lãnh đạo, các nhà khoa học và cán bộ thực tiễn thuộc lực lượng Cảnh sát hình sự và các lực lượng có liên quan của Công an các đơn vị địa phương trên cả nước để tổng hợp xây dựng cuốn kỷ yếu Hội thảo khoa học. Nội dung các báo cáo tham luận phong phú, đa dạng, phản ánh đúng chủ đề Hội thảo. Nhiều kiến nghị, giải pháp được đưa ra mang tính đồng bộ, sát với thực tiễn, có thể triển khai hiệu quả trong đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” trong thời gian tới.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Tại Hội thảo, các đai biểu tham dự đã tiếp tục trao đổi một số nội dung trọng tâm như:

(1) Làm rõ các vấn đề lý luận, quan điểm khoa học, nhận diện những vấn đề mới về tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen” và công tác phòng ngừa, đấu tranh với loại tội phạm này;

(2) Đánh giá kết quả đạt được trong 05 năm triển khai Chỉ thị số 12 của Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch số 240 của Bộ Công an;

(3) Đánh giá những hạn chế, vướng mắc, tổng kết kinh nghiệm trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”;

(4) Đưa ra các dự báo về tình hình kinh tế xã hội, tình hình an ninh trật tự, tình hình tội phạm, từ đó kiến nghị, đề xuất hệ thống các giải pháp trọng tâm nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”.

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Các đại biểu tham luận tại Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, Thiếu tướng, TS Chử Văn Dũng, Phó Giám đốc Học viện khẳng định những nội dung của Hội thảo là tư liệu quý phục vụ công tác nghiên cứu lý luận và thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Đặc biệt, nhiều ý kiến tham luận tại Hội thảo đã đề cập đến những vấn đề rất mới, làm rõ thêm các văn bản chỉ đạo của Bộ Công an, tổng hợp các bài học kinh nghiệm chưa có tiền lệ trong đấu tranh, xử lý với những phương thức thủ đoạn biến tướng trong thời gian gần đây và đề xuất các giải pháp mới trên cơ sở các thành tựu, hiệu quả của chuyển đổi số phục vụ đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật liên quan đến hoạt động “tín dụng đen”. 

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Hội thảo

 

Các tin khác