Tiêu điểm
Thứ Ba, 29/4/2025 21:52'(GMT+7)

Đề án tuyển sinh trình độ sau đại học Học viện CSND, năm 2025

I. Thông tin chung về Học viện Cảnh sát nhân dân

1. Giới thiệu khái quát về Học viện Cảnh sát nhân dân

- Tên cơ sở đào tạo:

Tiếng Việt: Học viện Cảnh sát nhân dân

Tiếng Anh: The People’s Police Academy

- Trụ sở của đơn vị: Học viện Cảnh sát nhân dân (CSND) có trụ sở chính đóng quân trên địa bàn phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội và cơ sở 2 tại địa chỉ: 29 đường Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, Thành phố Hà Nội.

- Địa chỉ website: http://www.hvcsnd.edu.vn

- Quá trình phát triển của Học viện Cảnh sát nhân dân:

Học viện CSND được thành lập ngày 15/5/1968 trên cơ sở Quyết định số 514-CA/QĐ “Tách Phân hiệu Cảnh sát nhân dân khỏi Trường Công an Trung ương thành lập Trường Cảnh sát nhân dân”. Trải qua 55 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay Học viện CSND không ngừng lớn mạnh và mở rộng quy mô đào tạo đa ngành cho lực lượng Công an nhân dân nói chung và lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng. Ngày 26/6/2015, Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 3999/QĐ-BCA-X11, về việc công nhận Học viện CSND là cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của lực lượng Công an nhân dân, Học viện đang phấn đấu trở thành cơ sở giáo dục đạt chuẩn quốc gia.

Học viện CSND có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng Cảnh sát nhân dân nói riêng; là đơn vị có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu khoa học CAND, đề xuất, tham mưu giải quyết các nhiệm vụ khoa học chiến lược của ngành Công an; Học viện CSND là đơn vị nòng cốt trong hệ thống các trường CAND xây dựng lý luận khoa học nghiệp vụ Cảnh sát.

Ngày 15/5/1992, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ký Quyết định số 998/QĐ-SĐH về việc giao nhiệm vụ đào tạo cao học và sau đó đến ngày 24/5/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 315/TTg về việc giao nhiệm vụ đào tạo trên đại học cho Trường Đại học Cảnh sát nhân dân. Với quyết định này, Học viện Cảnh sát nhân dân trở thành cơ sở đầu tiên trong ngành Công an được Nhà nước giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học. Đến nay, Học viện Cảnh sát nhân dân đã và đang tổ chức đào tạo trình độ sau đại học cho 5 ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; Trinh sát Cảnh sát; Kỹ thuật hình sự; Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; Thi hành án hình sự và Hỗ trợ tư pháp, kịp thời đáp ứng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có trình độ cao thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh, trật tự trong tình hình mới.

Trước đây, khi mới nhận nhiệm vụ đào tạo Khóa 1 chỉ có 15 học viên cao học, 07 nghiên cứu sinh, đến nay số lượng học viên, nghiên cứu sinh đã tăng đáng kể. Từ những khó khăn ban đầu, đến nay Học viện Cảnh sát nhân dân đã có đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học có học vị, học hàm cao, có uy tín về khoa học; hệ thống tài liệu, thư viện, phòng đọc, trang thiết bị… đáp ứng tốt yêu cầu đào tạo sau đại học. Đến nay, Học viện Cảnh sát nhân dân đã và đang đào tạo được 33 khoá cao học, 29 khóa nghiên cứu sinh, với 4.601 học viên đã bảo vệ và nhận bằng thạc sĩ, 701 nghiên cứu sinh đã bảo vệ và nhận bằng tiến sĩ. Nhiều cán bộ được đào tạo sau đại học tại Học viện Cảnh sát Nhân dân đã trở thành những nhà giáo, nhà khoa học có học vị, học hàm cao, có uy tín; nhiều đồng chí trở thành cán bộ lãnh đạo quan trọng trong một số cơ quan Đảng, chính quyền, các ngành khối Nội chính như Toà án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân hoặc những sĩ quan cao cấp, cán bộ lãnh đạo chỉ huy, các tướng lĩnh trong lực lượng Công an nhân dân, Quân đội nhân dân và kể cả trong lực lượng Công an, Cảnh sát của các nước bạn Lào, Campuchia. Có thể khẳng định rằng, đội ngũ cán bộ này đã và đang có nhiều đóng góp quan trọng cho sự phát triển về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, phát triển lý luận cũng như giải quyết nhiều nhiệm vụ chiến lược về an ninh, trật tự của đất nước.

Với phương châm “Truyền thống, kỷ cương, đổi mới, năng động, phát triển”, Học viện CSND luôn là cơ sở đào tạo có quy mô đào tạo lớn trong các trường Công an nhân dân; là cơ sở đào tạo có nhiều quan hệ hợp tác quốc tế; có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học; có nhiều thành tích cao trong các phong trào thi đua như phong trào “Xây dựng nhà trường văn hoá, nhà giáo mẫu mực, học viên tích cực”, “Xây dựng giáo viên chủ nhiệm mẫu mực, học viên chuyên cần, lớp học kiểu mẫu”; là nhà trường có khuôn viên xanh, sạch, đẹp.

Với những thành tựu to lớn đó, Học viện CSND đã được tặng những phần thưởng cao quý:

- Năm 1985: Huân chương Quân công hạng nhì;

- Năm 1996: Huân chương Quân công hạng nhì;

- Năm 1998: Huân chương Độc lập hạng nhất;

- Năm 2003: Huân chương Hồ Chí Minh;

- Năm 2005: Huân chương Hữu nghị và Huân chương Lao động hạng nhất của Nhà nước CHDCND Lào;

- Năm 2008: Huân chương Quân công hạng Nhất;

- Năm 2012: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ đổi mới;

- Năm 2013: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất;

- Năm 2018: Danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kỳ chống Mỹ cứu nước.

- Năm 2020: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất;

- Năm 2021: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Ba;

- Năm 2022: Huân chương Quân công hạnh Ba;

- Năm 2023: Huân chương Lao động hạng Nhì.

Liên tục 05 năm từ năm học 2018-2019 đến năm học 2022-2023, Học viện được tặng Cờ thi đua của Chính phủ vì đã có thành tích xuất sắc dẫn đầu phong trào thi đua “Vì an ninh Tổ quốc”.

2. Quy mô đào tạo

Ngành/Mã ngành

Quy mô hiện tại

Nghiên cứu sinh

Học viên

Cao học

Khối ngành III

77

188

Khối ngành VII

27

91

3. Thông tin về tuyển sinh của 2 năm gần nhất

3.1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất

Thực hiện quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy định của Bộ Công an, trong hai năm 2023 và 2024, Học viện Cảnh sát nhân dân đã thực hiện phương thức tuyển sinh là thi tuyển và xét tuyển.

3.2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất

- Hệ đào tạo thạc sĩ (không bao gồm thí sinh là người nước ngoài)

Ngành/chuyên ngành

Năm tuyển sinh 2023

Năm tuyển sinh 2024

Chỉ tiêu

Điểm

trúng tuyển

Số trúng tuyển

Chỉ tiêu

Điểm

trúng tuyển

Số trúng tuyển

1. Tội phạm học và PNTP

166

10.00

14.00 (BQP)

72

88

11.08

12.54 (BQP)

57

2. Quản lý Nhà nước về ANTT

53

14.25

22

25

11.35

16

3. Trinh sát Cảnh sát

Không tuyển sinh

13

12.39

8

- Hệ đào tạo tiến sĩ

Ngành/chuyên ngành

Năm tuyển sinh 2023

Năm tuyển sinh 2024

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

Chỉ tiêu

Số trúng tuyển

1. Tội phạm học và PNTP

26

21

7

6

2. Quản lý Nhà nước về ANTT

9

7

4

4

II. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo

1. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu

1.1. Về diện tích đất đai, diện tích xây dựng, cơ sở vật chất

- Học viện CSND hiện đang quản lý, sử dụng tổng diện tích 21,0052 ha trong đó trụ sở chính tại phường Cổ Nhuế 2, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội là 14,5335 ha (bao gồm: 6,788 ha được cấp giấy chứng nhận QSDĐ, 7,7454 ha chưa được cấp GCNQSDĐ); Cơ sở 2 tại 29 Lê Văn Hiến, phường Đức Thắng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội là 0,8 ha theo Giấy CNQSDĐ; Trung tâm đào tạo và sát hạch lái xe phường Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội là 2,2017 ha theo Giấy CNQSDĐ; Cơ sở Trung tâm Đào tạo sát hạch lái xe tại phường Long Anh, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa là 2,78 ha theo Giấy CNQSDĐ (đất thuê 50 năm); Trung tâm huấn luyện, thực hành kết hợp với nghỉ ngơi tại phường Nghi Hòa, thị xã Cửa Lò, tỉnh Nghệ An là 0,69 ha theo giấy CNQSDĐ.

- Về diện tích sàn xây dựng Học viện có khoảng 120.000 m2, trong đó diện tích sân vận động khoảng 10.000 m2, trung tâm huấn luyện thực hành khoảng 2.600 m2, diện tích nhà tập đa năng + bể bơi là 4.265 m2; diện tích giảng đường, hội trường và phòng học các loại khoảng 15.000 m2; diện tích ký túc xá khoảng 50.000 m2 đáp ứng được chỗ ở cho khoảng 7.500 học viên.

- 100% hội trường, giảng đường tại Học viện CSND được trang bị hệ thống âm thanh, máy chiếu, bảng tương tác thông minh, điều hòa nhiệt độ.

- Học viện CSND được Bộ Công an đầu tư điều kiện cơ sở vật chất, hệ thống trang thiết bị phục vụ công tác huấn luyện, thực hành nghiệp vụ, rèn luyện thể chất, quân sự võ thuật, với nhà tập đa năng, bể bơi, trường bắn ngoài trời, sân vận động đạt tiêu chuẩn, sân luyện tập điều lệnh, trung tâm Huấn luyện thực hành nghiệp vụ, đảm bảo tốt điều kiện phục vụ công tác huấn luyện, thực hành nghiệp vụ cho học viên.

- Ngoài ra, Học viện CSND còn có hệ thống công trình phục vụ công tác giáo dục đào tạo như: Phòng xử án đạt chuẩn, các hội trường lớn phục vụ hội nghị có sức chứa tối đa 400 chỗ ngồi, hệ thống Phòng bảo vệ luận án, luận văn, bệnh xá, hệ thống nhà ăn, ký túc xá,… được đầu tư, phục vụ tốt công tác giáo dục, đào tạo.

1.2. Về hệ thống cơ sở vật chất của Phòng Lưu trữ và Thư viện

Phòng Lưu trữ và Thư viện chịu trách nhiệm chính trong việc quản lý, cung cấp thông tin và tài liệu cho cán bộ, giảng viên và học viên.

- Về cơ sở vật chất: Được sự quan tâm, chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công an, Đảng ủy - Ban Giám đốc Học viện, công tác thư viện đã nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất và trang bị nhiều phương tiện, thiết bị hiện đại. Năm 2014, thư viện 12 tầng được đưa vào khai thác sử dụng; năm 2015 thư viện nhận được dự án đầu tư xây dựng thư viện điện tử 2,3 triệu USD. Dự án này, trang bị cho Thư viện hệ thống trang thiết bị hiện đại, hệ thống camera giám sát, cổng từ, máy nhiễm - khử từ, máy scanrobot, máy mượn trả tự động, phần mềm quản trị thư viện tích hợp Tulip, hệ thống máy tính,…đưa Thư viện của Học viện CSND trở thành Trung tâm lưu trữ hiện đại nhất trong lực lượng CAND, làm thay đổi cơ bản về hệ thống quản trị tài nguyên thông tin, phương thức và cách thức phục vụ bạn đọc.

- Tổng diện tích sử dụng của Phòng Lưu trữ và Thư viện khoảng 5.000 m2, được bố trí mỗi tầng 1.000 m2. Trong đó được phân bổ thành Khu vực thư viện truyền thống và thư viện điện tử. Thư viện truyền thống gồm tầng 5, 6, 7 đáp ứng khoảng 550 bạn đọc khai thác cùng lúc (gồm phòng đọc Tổng hợp, phòng đọc Văn hóa Việt - Nhật, phòng Giáo trình Nghiệp vụ, phòng Giáo trình Chính trị - pháp luật, phòng đọc Văn hóa Việt - Nga, phòng đọc tài liệu Nghiệp vụ). Thư viện điện tử tầng 9, 10 đáp ứng khoảng 500 bạn đọc khai thác cùng lúc (gồm phòng đọc đa phương tiện, phòng sản xuất tài nguyên số, phòng trưng bày, phòng trưng bày triển lãm văn hóa Hàn Quốc,,…). Các phòng đọc, phòng mượn tại Thư viện đều có nội quy, quy định cụ thể và tuân thủ theo các quy định về Bảo vệ bí mật của Nhà nước và ngành Công an. Phòng đọc tài liệu tổng hợp phục vụ 3 ca/ ngày từ 7h30’ đến 21h00’.


- Về số lượng tài liệu Phòng Lưu trữ và Thư viện đang quản lý

Hiện nay, Thư viện Nghiệp vụ Cảnh sát có 47.377 tên tài liệu tương đương 258.785 cuốn tài liệu; 6.667 cuốn luận văn thạc sĩ; 1.314 cuốn luận án tiến sĩ; 773 cuốn đề tài nghiên cứu khoa học; 6.778 cuốn khóa luận tốt nghiệp; hơn 5.000 tên tài liệu số và 1.660 cuốn tài liệu ngoại văn; ngoài ra còn có hơn 55 đầu báo, tạp chí phục vụ cho các ngành: Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự; Trinh sát Cảnh sát; Điều tra hình sự; Kỹ thuật hình sự; Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp; Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

2. Tài liệu, giáo trình, công tác nghiên cứu khoa học

Trong giai đoạn từ năm 2020 đến hết năm 2024, Học viện CSND đã và đang triển khai nghiên cứu 06 đề tài cấp Nhà nước, 36 đề tài cấp Bộ (nghiệm thu 16), 21 đề tài cơ sở do V04 quản lý (nghiệm thu 18), 102 đề tài cấp cơ sở do Học viện quản lý; triển khai nghiên cứu 03 đề tài cấp tỉnh trong đó đã nghiệm thu 01 đề tài; nghiệm thu 01 sáng kiến cải tiến. Hầu hết đề tài khoa học do Học viện chủ trì đều được các hội đồng hội thảo, nghiệm thu đánh giá xuất sắc, cung cấp luận cứ khoa học phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự cũng như công tác giáo dục, đào tạo của Học viện.

Công tác biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học được Học viện được xác định là nhiệm vụ trọng tâm của hoạt động nghiên cứu khoa học. Từ năm 2020 đến hết năm 2024, Học viện đã tổ chức biên soạn và phát hành giáo trình 13 giáo trình chỉnh lý; 18 sách chuyên khảo, 27 sách tham khảo, 02 sách hướng dẫn, 12 tập bài giảng, 15 tài liệu bồi dưỡng, 05 tài liệu dạy học, 58 chuyên đề bồi dưỡng… với chất lượng ngày càng được nâng cao.

Các nội dung Hội nghị, Hội thảo khoa học đã được đổi mới và hướng vào việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực và đáp ứng thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm của lực lượng CAND. Trong giai đoạn từ năm 2020 - nay, Học viện đã tổ chức 67 cuộc Hội thảo, Hội nghị các cấp có chất lượng, được lãnh đạo Bộ Công an, các nhà khoa học trong nước và quốc tế, trong ngành và ngoài ngành Công an đánh giá cao; đã đưa ra nhiều kiến nghị, đề xuất, tham mưu kịp thời với Bộ Công an, để đáp ứng yêu cầu công tác của lực lượng Công an nhân dân trong tình hình mới. Ví dụ: Hội thảo quốc tế “Áp dụng tư duy hệ thống và hệ thống quản lý Malik vào xây dựng và phát triển Học viện Cảnh sát nhân dân trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia” góp phần giải quyết các vấn đề có liên quan đến đảm bảo an ninh, trật tự, xây dựng và phát triển Học viện trở thành trường đại học trọng điểm, đạt chuẩn quốc gia; hội thảo cấp Bộ “Xây dựng Học viện Cảnh sát nhân dân thông minh” ứng dụng khoa học và công nghệ trong quản lý, điều hành tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài ngành Công an…

- Danh mục sách giáo trình, sách chuyên khảo của ngành đào tạo

STT

Tên giáo trình

Tên tác giả

Năm xuất bản

Số bản

1

Phòng ngừa tội phạm về TTXH

PGS, TS

Nguyễn Văn Cảnh

2011

500

2

Luật hình sự (phần chung)

TS Lê Trung Kiên

2019

150

3

Luật hình sự (phần các tội phạm cụ thể)

PGS, TS

Đặng Thu Hiền

2019

150

4

Luật hành chính

TS Nguyễn Minh Đức

2010

500

5

Luật quốc tế

TS Lê Trung Kiên

2019

150

6

Khoa học lãnh đạo chỉ huy CAND

GS, TS

Nguyễn Xuân Yêm - PGS, TS

Nguyễn Văn Cảnh

2007

500

7

Kỹ thuật hình sự

TS Khổng Minh Tuấn

2011

500

8

Đặc điểm tội phạm học tội phạm kinh tế và các biện pháp phòng ngừa

GS, TS

Hồ Trọng Ngũ

2010

500

9

Luật tố tụng hình sự Việt Nam

PGS, TS

Nguyễn Đức Phúc

2019

150

10

Tâm lý học pháp lý

TS

Hoàng Thị Bích Ngọc

2010

500

11

QLNN về ANQG, TTATXH

GS, TS

Trần Đại Quang

2010

500

12

Xã hội học

GS, TS

Nguyễn Đình Tấn

2008

500

13

Lý luận chung về kỹ thuật, chiến thuật và phương pháp hình sự

PGS, TS

Nguyễn Văn Nhật

2012

500

14

Đặc điểm tội phạm học tội phạm về ma túy và biện pháp phòng ngừa

TS Vũ Quang Vinh

2010

500

15

Phương pháp luận nghiên cứu khoa học

PGS, TS

Nguyễn Duy Bảo

2010

500

16

Những vấn đề lý luận và phương pháp luận hoạt động nghiệp vụ trinh sát

GS, TS

Hồ Trọng Ngũ

1995

500

17

Lý luận và phương pháp luận của khoa học điều tra hình sự

GS, TS

Nguyễn Huy Thuật

2010

500

18

Tội phạm học

GS, TS

Hồ Trọng Ngũ

2019

150

Bộ sách Khoa học Công an Việt Nam

Học viện CSND

2013

1000

19

Tập 1: Lý luận và phương pháp luận Khoa học Công an

Học viện CSND

2013

1000

20

Tập 2: Quản lý Nhà nước về An ninh quốc gia, TTATXH

Học viện CSND

2013

1000

21

Tập 3: Khoa học lãnh đạo, chỉ huy CAND

Học viện CSND

2013

1000

22

Tập 4: Lý luận về bảo vệ an ninh quốc gia

Học viện CSND

2013

1000

23

Tập 5: Lý luận về đảm bảo TTATXH

Học viện CSND

2013

1000

24

Tập 6: Lý luận Tình báo Việt Nam

Học viện CSND

2013

1000

25

Tập 7: Lý luận về xây dựng lực lượng CAND

Học viện CSND

2013

1000

26

Tập 8: Lý luận Hậu cần - Kỹ thuật CAND

Học viện CSND

2013

1000

Bộ sách Khoa học trinh sát Việt Nam

Học viện CSND

2013

1000

27

Tập 1:Lý luận chung của Khoa học trinh sát

Học viện CSND

2013

1000

28

Tập 2:Phương pháp và chiến thuật hoạt động trinh sát

Học viện CSND

2013

1000

29

Tập 3:Hoạt động trinh sát trong đấu tranh phòng, chống tội phạm

Học viện CSND

2013

1000

Bộ sách Khoa học hình sự Việt Nam

Học viện CSND

2013

1000

30

Tập 1: Lý luận chung của Khoa học hình sự

Học viện CSND

2013

1000

31

Tập 2: Kỹ thuật hình sự

Học viện CSND

2013

1000

32

Tập 3: Chiến thuật hình sự

Học viện CSND

2013

1000

33

Tập 4: Phương pháp hình sự

Học viện CSND

2013

1000

34

Tập 5: Tâm lý học hình sự

Học viện CSND

2013

1000

Bộ sách Tội phạm học Việt Nam

Học viện CSND

2013

1000

35

Tập 1: Tội phạm học đại cương

Học viện CSND

2013

1000

36

Tập 2: Tội phạm học chuyên ngành

Học viện CSND

2013

1000

37

Tập 3: Các chương trình phòng chống tội phạm của chính phủ

Học viện CSND

2013

1000

Bộ sách Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp (6 tập)

Học viện CSND

2017

1000

3. Giảng viên cơ hữu, giảng viên thỉnh giảng

- Tổng số cán bộ quản lý, giảng viên, nhân viên: 933 đồng chí.

- Đội ngũ giảng viên cơ hữu theo khối ngành, môn chung: 496 đồng chí.

- Đội ngũ giảng viên thỉnh giảng: 86 đồng chí.

- Đội ngũ giảng viên tại các khoa nghiệp vụ của Học viện CSND được cơ cấu, tổ chức đảm bảo điều kiện mở ngành theo quy định hiện hành của Bộ GD&ĐT: 272 đồng chí.

III. Các thông tin của năm tuyển sinh

1. Phạm vi tuyển sinh

- Đối với tuyển sinh hệ đào tạo thạc sĩ: Phía Bắc (từ Thừa Thiên Huế trở ra).

- Đối với tuyển sinh hệ đào tạo tiến sĩ: Toàn quốc.

2. Phương thức tuyển sinh

- Đối với tuyển sinh hệ đào tạo thạc sĩ: Xét tuyển.

- Đối với tuyển sinh hệ đào tạo tiến sĩ: Xét tuyển.

3. Chỉ tiêu tuyển sinh

- Hệ đào tạo thạc sĩ (tuyển sinh cho 03 ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm; Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự và Trinh sát Cảnh sát), cụ thể:

+ Đào tạo cán bộ Công an: 53 chỉ tiêu.

+ Đào tạo cho Bộ Quốc phòng: Theo chương trình hợp tác đào tạo của Bộ Công an.

+ Đào tạo cho Bộ Công an Lào: 07 chỉ tiêu.

- Hệ đào tạo tiến sĩ (tuyển sinh cho 02 ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm và Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự), cụ thể:

+ Đào tạo cán bộ Công an: 05 chỉ tiêu.

+ Đào tạo cho Bộ Quốc phòng: Theo chương trình hợp tác đào tạo của Bộ Công an.

+ Đào tạo cho Bộ Công an Lào: 01 chỉ tiêu.

4. Các thông tin cần thiết để thí sinh đăng ký thi tuyển hệ đào tạo thạc sĩ

4.1. Hình thức đào tạo, thời gian, địa điểm đào tạo

- Hình thức đào tạo: Chính quy.

- Thời gian đào tạo: 2 năm.

- Địa điểm thi và tổ chức đào tạo: Tại Học viện Cảnh sát nhân dân - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội.

4.2. Khu vực tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, thời gian tổ chức học bổ sung kiến thức, ôn thi, tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào, tổ chức đánh giá bài luận, công bố kết quả trúng tuyển và thời gian nhập học

- Khu vực tuyển sinh: Phía Bắc (từ thành phố Huế trở ra)

- Chỉ tiêu tuyển sinh:

+ Đào tạo cán bộ Công an: 53 chỉ tiêu.

+ Đào tạo cho Bộ Quốc phòng: Theo chương trình hợp tác đào tạo của Bộ Công an.

+ Đào tạo cho Bộ Công an Lào: 07 chỉ tiêu.

  • - Hình thức tuyển sinh: Tổ chức xét tuyển dựa trên việc tính tổng điểm theo các tiêu chí cụ thể sau:
    1. Kết quả học tập toàn khóa ở trình độ đại học.
    2. Bài luận thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học của người dự tuyển về một chủ đề, lĩnh vực trong công tác Công an.

      - Công thức tính điểm xét tuyển : ĐXT = H + B + ĐUT

      Trong đó:

      + ĐXT là điểm xét tuyển, được làm tròn đến 02 chữ số thập phân.

      + H là điểm kết quả học tập toàn khóa ở trình độ đại học, tính theo thang điểm 10, làm tròn đến 02 chữ số thập phân.

      + B là điểm bài luận thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học của người dự tuyển về một chủ đề, lĩnh vực trong công tác Công an, tính theo thang điểm 10, làm tròn đến 02 chữ số thập phân.

      + ĐUT là điểm ưu tiên về đối tượng, quy về thang điểm tương ứng.

      - Hình thức tuyển sinh (đối với thí sinh là người nước ngoài):

      Xét tuyển đối với thí sinh là người nước ngoài theo chương trình hợp tác đào tạo của Bộ Công an Việt Nam theo các tiêu chí xét tuyển gồm: Trình độ, khả năng Tiếng Việt của ứng viên dự tuyển; bằng tốt nghiệp đại học của ứng viên.

      - Thời gian tổ chức học bổ sung kiến thức, ôn thi:

      + Thời gian tổ chức học bổ sung kiến thức: Dự kiến từ ngày 21/7/2025 đến ngày 29/8/2025.

      + Thời gian tổ chức ôn thi: Dự kiến từ ngày 03/9/2025 đến ngày 10/9/2025.

      - Thời gian tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào đối với người dự tuyển không có văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương): Dự kiến thời gian tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào trong tháng 8 năm 2025.

      - Thời gian tổ chức đánh giá bài luận thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học: Dự kiến thời gian tổ chức đánh giá bài luận vào ngày 17/9/2025.

      - Công bố kết quả trúng tuyển, thời gian nhập học:

      Học viện dự kiến công bố kết quả trúng tuyển và tổ chức nhập học vào tháng 11/2025.

      * Ghi chú : Nếu có sự thay đổi lịch so với dự kiến, Học viện CSND sẽ có thông báo cụ thể trên Website của Học viện (http://www.hvcsnd.edu.vn).

      4.3. Đối tượng dự tuyển

      - Đối tượng trong ngành Công an:

      + Cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trường Công an nhân dân;

      + Chỉ huy cấp đội và tương đương trở lên hoặc quy hoạch lãnh đạo, chỉ huy từ cấp đội và tương đương trở lên thuộc Công an các đơn vị, địa phương;

      + Cán bộ có chức danh từ trung cấp hoặc tương đương trở lên theo quy định của Bộ Công an. Cán bộ của Bộ Quốc phòng có ngạch chức danh từ trợ lý hoặc tương đương trở lên;

      + Cán bộ có chức danh từ chuyên viên, nghiên cứu viên trở lên, cán bộ tình báo đã được bổ nhiệm chức danh tình báo viên trở lên.

      - Đối tượng trong ngành Quân đội (tuyển sinh theo kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ): Tiêu chuẩn như đối tượng trong ngành Công an.

      - Đối tượng là người nước ngoài: theo chương trình hợp tác của Bộ Công an Việt Nam năm 2025.

      4.4. Điều kiện dự tuyển

      Người dự tuyển ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

      - Điều kiện về văn bằng:

      + Người dự tuyển phải có bằng tốt nghiệp đại học thuộc ngành phù hợp với ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (xem tại Phụ lục IV về danh mục ngành phù hợp với ngành dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ). Riêng cán bộ Công an tốt nghiệp đại học nhóm ngành Luật và có trình độ trung cấp nghiệp vụ Công an trở lên được đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm và phải học bổ sung kiến thức theo quy định. Cán bộ Bộ Quốc phòng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Luật được đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm và phải học bổ sung kiến thức theo quy định.

      + Đối với người dự tuyển chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu, phải có bằng tốt nghiệp đại học hạng khá trở lên thuộc ngành phù hợp với ngành đào tạo trình độ thạc sĩ (xem tại Phụ lục IV) hoặc có công bố khoa học liên quan đến lĩnh vực sẽ học tập, nghiên cứu.

      Căn cứ vào ngành, chuyên ngành tốt nghiệp đại học, người dự tuyển phải học bổ sung kiến thức theo quy định.

      - Điều kiện về thâm niên công tác:

      + Người dự tuyển phải có thời gian công tác thực tế tính đến tháng dự tuyển từ 24 tháng trở lên (không tính thời gian học chương trình đào tạo các trình độ trong CAND, thời gian tạm tuyển, thời gian tham gia nghĩa vụ Công an nhân dân).

      + Cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trường CAND có thời gian công tác thực tế tính đến tháng dự tuyển từ 12 tháng trở lên.

      • - Điều kiện về phân loại cán bộ:

    Phân loại cán bộ đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển.

    - Điều kiện về độ tuổi: Tính đến năm dự tuyển không quá 45 tuổi.

    - Điều kiện về ngoại ngữ:

    + Người dự tuyển phải có năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh) từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, khi có một trong các văn bằng, chứng chỉ sau đây:

    * Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ Anh; hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình được thực hiện chủ yếu bằng tiếng Anh;

    * Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế hoặc tương đương bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam còn hiệu lực từ ngày cấp chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển, được cấp bởi một cơ sở được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép hoặc công nhận (xem tại Phụ lục V).

    + Người dự tuyển là công dân nước ngoài nếu đăng ký theo học các chương trình đào tạo thạc sĩ bằng tiếng Việt phải đạt trình độ tiếng Việt từ Bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài hoặc đã tốt nghiệp đại học mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Học viện Cảnh sát nhân dân quyết định (nếu có).

    + Trường hợp người dự tuyển không có các văn bằng, chứng chỉ nêu trên thì phải đạt yêu cầu trong kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào (tiếng Anh) ở trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 Bậc dùng cho Việt Nam do Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức.

    4.5. Tổ chức đánh giá năng lực ngoại ngữ

    - Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào (Tiếng Anh) tương đương trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam để đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào đối với người dự tuyển không có văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương).

    - Học viện Cảnh sát nhân dân tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào (Tiếng Anh) với hình thức thi 04 kỹ năng: nghe, nói, đọc, viết; thang điểm: 10 cho mỗi kỹ năng. Thí sinh đạt tổng cộng ít nhất 20 điểm cho cả 4 kỹ năng và không có kỹ năng nào bị điểm 0 được công nhận đạt tương đương trình độ Bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

    - Sau khi có kết quả đánh giá năng lực ngoại ngữ đầu vào (Tiếng Anh) đối với người dự tuyển không có văn bằng, chứng chỉ chứng minh năng lực ngoại ngữ từ Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (hoặc tương đương), Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ ra quyết định công nhận năng lực ngoại ngữ làm căn cứ xác định điều kiện dự tuyển của người dự tuyển.

    4.6. Tổ chức đánh giá bài luận thể hiện khả năng nghiên cứu khoa học

    - Hình thức đánh giá: Thi tự luận.

    - Nội dung đánh giá: Vận dụng kiến thức chuyên môn vào nghiên cứu khoa học để giải quyết về một chủ đề liên quan lĩnh vực Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm hoặc Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự hoặc Trinh sát Cảnh sát.

    - Môn thi đánh giá: Phương pháp nghiên cứu khoa học.

    - Thời gian thi: 150 phút.

    - Thang điểm: 10, làm tròn đến 02 chữ số thập phân.

    4.7. Chính sách ưu tiên

    Người dự tuyển thuộc đối tượng ưu tiên theo quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Công an và của Học viện Cảnh sát nhân dân (bao gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) sẽ được cộng 1,0 điểm (thang điểm 10) vào tổng điểm xét tuyển.

    4.8. Hồ sơ đăng ký dự tuyển

    a) Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu của Bộ Công an);

    b) Quyết định/Công văn cử cán bộ đăng ký dự tuyển;

    c) Sơ yếu lý lịch và lý lịch khoa học có xác nhận của đơn vị công tác (theo mẫu của Bộ Công an);

    d) Văn bản xác nhận phân loại cán bộ đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển;

    e) Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ có liên quan bao gồm:

    - Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học;

    - Văn bằng hoặc chứng chỉ xác định trình độ ngoại ngữ;

    - Văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    f) Tài liệu chứng minh thời gian công tác thực tế và đối tượng dự tuyển;

    g) Tài liệu chứng minh đối tượng ưu tiên trong tuyển sinh:

    - Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự tuyển) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành, trường hợp này người dự tuyển phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;

    - Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

    - Con liệt sĩ;

    - Anh hùng lực lượng vũ trang, anh hùng lao động;

    - Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên ở các địa phương được quy định là Khu vực 1 trong Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy hiện hành.

    h) Giấy chứng nhận sức khỏe (do bệnh viện đa khoa cấp huyện và tương đương trở lên cấp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);

    i) Chứng chỉ bổ sung kiến thức (nếu có);

    j) 04 ảnh 3 x 4 cm (ảnh màu mặc trang phục Công an nhân dân/Quân đội nhân dân chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển, đã cắt rời, mặt sau ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh).

    4.9. Phương thức, thời gian và địa điểm nhận hồ sơ

    - Công an các đơn vị, địa phương, Bộ Quốc phòng tập hợp hồ sơ dự tuyển và nộp trực tiếp tại Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao (Bộ phận Quản lý đào tạo sau đại học) - Tầng 8 Tòa nhà Điều hành - Học viện Cảnh sát nhân dân (phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội).

    - Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển hệ đào tạo thạc sĩ đến hết ngày 30/6/2025.

    * Ghi chú: Những người đang là học viên Cao học ở các cơ sở đào tạo khác thì không được đăng ký dự thi đào tạo thạc sĩ tại Học viện Cảnh sát nhân dân.

    4.10. Lệ phí đăng ký dự tuyển, lệ phí xét tuyển và học phí

    - Lệ phí đăng ký dự tuyển và lệ phí xét tuyển theo quy định của Bộ Công an.

    - Học phí: Học viên là cán bộ công tác trong ngành Công an, Quân đội được miễn học phí.

    4.11. Tổ chức xét tuyển, phương án trúng tuyển

    - Học viện CSND tiến hành tổ chức xét tuyển theo đúng quy định.

    - Học viện CSND tiến hành xây dựng phương án điểm trúng tuyển theo đúng quy định.

    - Trong trường hợp số lượng thí sinh cùng một mức điểm xét trúng tuyển sẽ thực hiện theo quy định tại Quy chế tuyển sinh và đào tạo trình độ thạc sĩ của Học viện Cảnh sát nhân dân và Hướng dẫn tuyển sinh của Bộ Công an.

    4.12. Điều kiện để nhập học

    - Giấy báo trúng tuyển và nhập học;

    - Công văn cử đi học của cơ quan, đơn vị công tác;

    - Văn bằng tốt nghiệp đại học + bảng điểm;

    - Các loại giấy tờ khác (nếu có).

    5. Các thông tin cần thiết để thí sinh đăng ký xét tuyển hệ đào tạo tiến sĩ

    5.1. Hình thức đào tạo, thời gian, địa điểm đào tạo

    - Hình thức đào tạo: Chính quy.

    - Thời gian đào tạo: 3 - 4 năm.

    - Địa điểm xét tuyển và tổ chức đào tạo: Tại Học viện Cảnh sát nhân dân - phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội.

    5.2. Khu vực tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh, hình thức tuyển sinh, thời gian tổ chức xét tuyển, công bố kết quả trúng tuyển và thời gian nhập học

    - Khu vực tuyển sinh: Toàn quốc

    - Chỉ tiêu tuyển sinh:

    + Đào tạo cán bộ Công an: 05 chỉ tiêu.

    + Đào tạo cho Bộ Quốc phòng: Theo chương trình hợp tác đào tạo của Bộ Công an.

    + Đào tạo cho Bộ Công an Lào: 01 chỉ tiêu.

  • Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển

    Xét tuyển 01 đợt, dự kiến vào tháng 09/2025, gồm 02 ngành:

    + Ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm.

    + Ngành Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự.

  • Thời gian tổ chức xét tuyển:

    Dự kiến thời gian tổ chức xét tuyển vào ngày 15/9/2025.

  • Công bố kết quả trúng tuyển, thời gian nhập học:

    Học viện dự kiến công bố kết quả trúng tuyển và tổ chức nhập học vào tháng 11/2025.

    Ghi chú : Nếu có sự thay đổi lịch so với dự kiến, Học viện Cảnh sát nhân dân sẽ có thông báo cụ thể trên Website của Học viện (http://www.hvcsnd.edu.vn).

    5.3. Đối tượng dự tuyển

    - Đối tượng trong ngành Công an:

    + Cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên, giáo viên trường Công an nhân dân;

    + Lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên hoặc quy hoạch lãnh đạo cấp phòng và tương đương trở lên thuộc Công an các đơn vị, địa phương;

    + Cán bộ có chức danh cao cấp và tương đương theo quy định của Bộ Công an.

    - Đối tượng trong ngành Quân đội (tuyển sinh theo kế hoạch hợp tác giữa hai Bộ): Tiêu chuẩn như đối tượng trong ngành Công an.

    - Đối tượng là người nước ngoài: theo chương trình hợp tác của Bộ Công an Việt Nam năm 2025.

    5.4. Điều kiện dự tuyển

    Người dự tuyển ngoài bảo đảm các điều kiện theo quy định của pháp luật và của Bộ Giáo dục và Đào tạo phải đáp ứng các điều kiện sau:

    - Điều kiện về văn bằng:

    Người dự tuyển có bằng thạc sĩ hoặc có bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi trở lên thuộc ngành phù hợp với ngành đào tạo trình độ tiến sĩ (xem tại Phụ lục I về danh mục ngành phù hợp với ngành dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ). Riêng cán bộ Công an tốt nghiệp thạc sĩ nhóm ngành Luật và có trình độ đại học nghiệp vụ Công an trở lên được đăng ký dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ ngành Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm và phải học bổ sung kiến thức theo quy định.

    - Điều kiện về thâm niên công tác:

    Người dự tuyển phải có thời gian công tác thực tế tính đến tháng dự tuyển từ 24 tháng trở lên (không tính thời gian học chương trình đào tạo các trình độ trong CAND, thời gian tạm tuyển, thời gian tham gia nghĩa vụ CAND).

  • Điều kiện về phân loại cán bộ:

Phân loại cán bộ đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển.

- Điều kiện về độ tuổi: Tính đến năm dự tuyển không quá 50 tuổi.


- Điều kiện về ngoại ngữ:

+ Người dự tuyển là công dân Việt Nam phải đạt yêu cầu về năng lực ngoại ngữ được minh chứng bằng một trong những văn bằng, chứng chỉ sau:

* Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do một cơ sở đào tạo nước ngoài, phân hiệu của cơ sở đào tạo nước ngoài ở Việt Nam hoặc cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp cho người học toàn thời gian bằng tiếng nước ngoài;

* Bằng tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ tiếng nước ngoài do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp;

* Có một trong các chứng chỉ ngoại ngữ quy định tại Phụ lục II của Thông báo này còn hiệu lực tính đến ngày đăng ký dự tuyển hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ khác tương đương trình độ bậc 4 (theo khung năng ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam) do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố.

+ Người dự tuyển là công dân nước ngoài phải có chứng chỉ tiếng Việt tối thiểu từ bậc 4 trở lên theo Khung năng lực tiếng Việt dùng cho người nước ngoài, hoặc tốt nghiệp trình độ đại học ngành ngôn ngữ Tiếng Việt, hoặc có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà chương trình đào tạo được giảng dạy bằng Tiếng Việt; đáp ứng yêu cầu về ngoại ngữ thứ hai do Học viện Cảnh sát nhân dân quyết định.

- Điều kiện về thành tích khoa học:

Có kinh nghiệm nghiên cứu thể hiện qua luận văn thạc sĩ của chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu; hoặc có ít nhất 1 bài báo, báo cáo khoa học đã công bố; hoặc có thời gian công tác từ 02 năm (24 tháng) trở lên là giảng viên, nghiên cứu viên của các cơ sở đào tạo, tổ chức khoa học và công nghệ.

5.5. Hồ sơ đăng ký dự tuyển

a) Phiếu đăng ký dự tuyển (theo mẫu của Bộ Công an);

b) Quyết định/Công văn cử cán bộ đăng ký dự tuyển;

c) Sơ yếu lý lịch và lý lịch khoa học kèm theo bản phô-tô minh chứng các bài báo, công trình khoa học có xác nhận của đơn vị công tác (theo mẫu của Bộ Công an);

d) Văn bản xác nhận phân loại cán bộ đạt mức “Hoàn thành tốt nhiệm vụ” trở lên trong năm liền trước với năm dự tuyển;

e) Bản sao (có chứng thực) các văn bằng, chứng chỉ có liên quan bao gồm:

- Bằng tốt nghiệp đại học và bảng điểm đại học;

- Bằng thạc sĩ và bảng điểm cao học;

- Văn bằng hoặc chứng chỉ xác định trình độ ngoại ngữ;

- Văn bằng đại học, thạc sĩ do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

f) Tài liệu chứng minh thời gian công tác thực tế và đối tượng dự tuyển;

g) Giấy chứng nhận sức khỏe (do bệnh viện đa khoa cấp huyện và tương đương trở lên cấp trong thời gian 6 tháng tính đến thời điểm nộp hồ sơ);

h) Thư giới thiệu đánh giá phẩm chất nghề nghiệp, năng lực chuyên môn và khả năng thực hiện nghiên cứu của người dự tuyển của 02 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc có học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực mà người dự tuyển dự định nghiên cứu;

i) Đề cương về đề tài nghiên cứu (đề tài dự tuyển không được trùng lặp với các đề tài nghiên cứu khoa học và đề tài luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã và đang thực hiện);

j) Dự kiến kế hoạch học tập, nghiên cứu toàn khóa (xem tại Phụ lục III);

k) 04 ảnh 3 x 4 cm (ảnh màu mặc trang phục Công an nhân dân chụp trong thời gian 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ dự tuyển, đã cắt rời, mặt sau ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh).

* Chú ý: Hồ sơ được sắp xếp thành 08 bộ gồm 01 bộ gốc và 07 bộ phô tô có đầy đủ các mục từ a đến j (Riêng các bộ phô tô, đóng gáy xoắn để phục vụ công tác xét duyệt đề cương).

5.6. Phương thức, thời gian và địa điểm nhận hồ sơ

- Công an các đơn vị, địa phương, Bộ Quốc phòng tập hợp hồ sơ dự tuyển và nộp trực tiếp tại Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao (Bộ phận Quản lý đào tạo sau đại học), Tầng 8 Tòa nhà Điều hành - Học viện Cảnh sát nhân dân (phường Cổ Nhuế 2 - quận Bắc Từ Liêm - thành phố Hà Nội).

- Thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự tuyển hệ đào tạo tiến sĩ đến hết ngày 30/6/2025.

* Ghi chú:

- Những người đang là nghiên cứu sinh ở các cơ sở đào tạo khác thì không được đăng ký dự tuyển đào tạo tiến sĩ tại Học viện Cảnh sát nhân dân.

- Trường hợp nghiên cứu sinh đã có quyết định thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được tham gia dự tuyển đào tạo trình độ tiến sĩ tại Học viện Cảnh sát nhân dân trong thời gian 02 năm kể từ ngày có quyết định thôi học, buộc thôi học.

5.7. Lệ phí đăng ký dự tuyển, lệ phí xét tuyển và học phí

- Lệ phí đăng ký dự tuyển và lệ phí xét tuyển theo quy định của Bộ Công an.

- Học phí: Nghiên cứu sinh là cán bộ công tác trong ngành Công an, Quân đội được miễn học phí.

5.8. Tổ chức xét tuyển, phương án trúng tuyển

- Học viện CSND tiến hành tổ chức xét tuyển theo đúng quy định.

- Học viện CSND tiến hành xây dựng phương án trúng tuyển theo quy định.

5.9. Điều kiện để nhập học

- Giấy báo trúng tuyển và nhập học;

- Công văn cử đi học của cơ quan, đơn vị công tác;

- Văn bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ + bảng điểm;

- Các loại giấy tờ khác (nếu có).

6. Thông tin về tư vấn tuyển sinh

- Thông tin về tuyển sinh hệ đào tạo sau đại học: Công bố công khai trên địa chỉ website của Học viện CSND: http://www.hvcsnd.edu.vn.

- Mọi vấn đề cần trao đổi, tư vấn tuyển sinh đề nghị liên hệ Phòng Quản lý đào tạo và bồi dưỡng nâng cao (qua đồng chí Trung tá, TS Phan Lệ Huyền, SĐT: 0975.103.322 hoặc đồng chí Thiếu tá, TS Nghiêm Xuân Cương, SĐT: 0914.866.855).

Phụ lục I, II, III

Phụ lục IV, V

Các tin khác

Thư viện Video

CAND đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

CAND đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06

(ANTV) - Chiều 5/6 tại Hà Nôi, Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an, Trưởng ban chỉ đạo của bộ Công an về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06 đã chủ trì Hội nghị lần thứ nhất Ban chỉ đạo của Bộ Công an về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06. Cùng dự có các đồng chí Thứ trưởng Bộ Công an, Phó trưởng ban chỉ đạo của bộ Công an về phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và đề án 06; các thành viên là Ủy viên Ban chỉ đạo; lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ.

Thư viện Ảnh

Mới nhất