Đại học 4.0
Thứ Sáu, 14/12/2018 15:36'(GMT+7)

Giáo dục trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0 - Một số vận dụng trong giảng bài “Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ”

Hình minh họa: Ứng dụng Công nghệ mô phỏng trong đào tạo lái xe tại Học viện CSND

Hình minh họa: Ứng dụng Công nghệ mô phỏng trong đào tạo lái xe tại Học viện CSND

Như vậy, tầm quan trọng của giáo dục - đào tạo để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cách mạng 4.0 là không thể phủ nhận. Vì vậy, tìm hiểu về cuộc cách mạng này và vận dụng nó vào trong giảng dạy bài Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ trong chương trình Trung cấp Lý luận Chính trị - Hành chính  để học viên có thể hiểu hơn về những  Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo của Đảng và nhà nước ta.

1. Về khái niệm giáo dục - đào tạo: vận dụng kiến thức về cuộc cách mạng công nghệ 4.0 vào mục này giúp cho học viên hiểu rõ hơn về khái niệm này trong thời đại mới.

Theo giáo trình thì “Giáo dục là hiện tượng xã hội, diễn ra quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người thông qua ngôn ngữ và các hệ thống ký hiệu khác nhằm kế thừa và duy trì sự tồn tại, tiến hóa và phát triển nhân loại”

Với cuộc cách mạng 4.0 vạn vật kết nối internet, thông tin bùng nổ, vì vậy quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm giữa con người với con người cũng cần có sự thay đổi cho phù hợp. Sự ra đời và phát triển của các thiết bị thông minh khiến con người được tận hưởng những tiện ích của kỷ nguyên Internet giúp cho việc tiếp nhận tri thức nhanh chóng hơn, rút ngắn khoảng cách. Khi đó, vai trò của người thầy trong quá trình trao truyền tri thức, kinh nghiệm như thế nào?

Trong nền công nghiệp 4.0 người ta nói đến những người lao động với thói quen kỷ luật và tư duy khai phóng. Vậy, hoạt động giáo dục - đào tạo phải làm gì để đáp ứng đòi hỏi đó? Theo quan điểm giáo dục  hiện đại: Hoạt động giáo dục  gồm 4 yếu tố: giáo dục  gia đình, giáo dục  nhà trường, giáo dục  xã hội và tự giáo dục  của mỗi cá nhân. Ở đây, người giảng viên cần giúp cho học viên thấy được những tác động của cuộc CMCN4.0  đối với từng yếu tố đó như thế nào để thấy được vai trò của từng yếu tố trong hoạt động giáo dục.

Trong gia đình cha mẹ cần làm gì cho con để cho thế hệ tương lai có khả năng nắm bắt làn sóng của cuộc cách mạng này. Mỗi gia đình cần chuẩn bị cho con ra đời với tinh thần tự lực, tự cường để những đứa con ấy có thể được rèn luyện thói quen kỷ luật từ nhỏ, đồng thời cha mẹ cũng cần tạo môi trường để khuyến khích trẻ phát triển tư duy của mình theo hướng để trẻ tự lập trong hành động và trong suy nghĩ, loại bỏ tư duy bao bọc che chở dẫn đến chiều chuộng, làm thay, nghĩ thay trẻ… để trẻ khi gia nhập cuộc cách mạng này sẽ dễ dàng hơn.

Trong thời đại mới,  giáo dục hướng tới sự hoàn thiện của mỗi cá nhân. Do vậy,  người thầy  là người  dẫn dắt, chỉ hướng, truyền tải lại cho thế hệ sau tất cả những gì có thể để họ có thể phát triển hơn, hoàn thiện hơn.

Mặt khác, quá trình giáo dục không chỉ diễn ra ở trong gia đình hay nhà trường mà giáo dục xã hội cũng rất quan trọng. Đó là những hiểu biết từ thực tế xã hội đem đến cho người học . Có thể thông qua nhiều hình thức như: qua các trải nghiệm, thực tế…cung cấp cho người học những hiểu biết chân thực nhất.  Đó là cách giáo dục trực tiếp bởi giáo dục gia đình, giáo dục nhà trường cũng là để mỗi người bước vào cuộc sống thực tế ngoài xã hội.

Đặc biệt, vai trò tự giáo dục của mỗi cá nhân là đặc biệt chú trọng, được coi là nhân tố quyết định trực tiếp. Theo đó, người học phải là người tự mình tiếp cận tri thức dưới sự hưỡng dẫn, dẫn dắt của cha mẹ, thầy cô bởi thời đại bùng nổ thông tin, vạn vật kết nối internet mà những tri thức người thầy truyền thụ đến người học chỉ có giới hạn và những tri thức đó cũng sẽ nhanh chóng trở nên lạc hậu, do vậy cái mà người học cần học đó là cách thức để tiếp cận tri thức và sàng lọc thông tin;  Mặt khác, người học còn phải tự mình trau dồi những kỹ năng cần thiết để thích ứng với nhu cầu của xã hội.

2. Trong phần bối cảnh mới tác động đến phát triển giáo dục – đào tạo, giảng viên cần nhấn mạnh bối cảnh của cuộc CMCN4.0 tác động đến GDDT như thế nào. Trong đó, đặc biệt cần nhấn mạnh đến những yêu cầu đối với nguồn nhân lực trong thời đại mới.

Cho đến nay,  nhân loại đã chứng kiến 3 cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật lớn:

Cuộc cách mạng công nghiệp đầu tiên từ năm 1784 được bắt đầu bằng việc phát minh ra động cơ hơi nước, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại – kỷ nguyên sản xuất cơ khí.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai được bắt đầu vào cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 với sự ra đời của điện và dây chuyền lắp ráp.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba bắt đầu vào những năm thập niên 1960 con người phát minh ra bóng bán dẫn, điện tử, kết nối thế giới liên lạc được với nhau: Vệ tinh, máy bay, máy tính, điện thoại, Internet…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra từ những năm 2000 gọi là cuộc cách mạng số. Ngày nay chúng ta đang ở giai đoạn đầu của Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Nó được đặc trưng bởi Internet ngày càng phổ biến và di động, bởi trí tuệ nhân tạo… Năm 2013, thuật ngữ "Công nghiệp 4.0" bắt đầu nổi lên trở thành một phần quan trọng của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư tác động mạnh mẽ trên nhiều lĩnh vực, với sự xuất hiện của robot có trí tuệ nhân tạo mang lại nhiều ứng dụng trong xã hội. Người máy có khả năng làm việc, ghi nhớ, học hỏi vô biên, trong khi khả năng đó ở con người càng già càng yếu đi. Ưu điểm làm việc 24/24, không cần trả lương, đóng thuế, bảo hiểm… của robot cũng đang đe dọa đến lực lượng lao động thủ công dồi dào của chúng ta. Việc thế giới khởi phát cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 là cơ hội rất quý giá mà Việt Nam có được trong suốt 30 năm qua để nhanh chóng đón bắt, tranh thủ các thành tựu khoa học - công nghệ tiên tiến để đẩy nhanh hơn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và thu hẹp khoảng cách phát triển. Tuy nhiên, khi công nghệ số hóa và tự động hóa ngày càng phổ biến trong đời sống, khi máy móc tự động thay thế con người trong các lĩnh vực của nền kinh tế, người lao động chắc chắn sẽ buộc  phải thích nghi nhanh với sự thay đổi đó nếu không sẽ bị đào thải dẫn đến thất nghiệp. Đây cũng là thách thức trong việc đào tạo nguồn nhân lực sao cho phù hợp với nhu cầu của cuộc sống, điều này đòi hỏi sự thay đổi trong cách thức giáo dục- đào tạo.

3. Trong phần quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước trong phát triển giáo dục - đào tạo thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế, giảng viên vận dụng làm rõ những quan điểm của Đảng về giáo dục trong thời gian tới, đặc biệt hiểu rõ những  Định hướng đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - đào tạo ở nước ta.

Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã khẳng định: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học. Đổi mới chương trình, nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiện đại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề. Đa dạng hóa nội dung, tài liệu học tập, đáp ứng yêu cầu của các bậc học, các chương trình giáo dục, đào tạo và nhu cầu học tập suốt đời của mọi người”.  Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng đã cho thấy quan điểm của Đảng trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo đang từng bước đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng này. Thời đại công nghiệp 4.0 đòi hỏi một nền giáo dục 4.0. Tuy vậy, việc chuyển đổi nền giáo dục sao cho phù hợp với thời đại công nghiệp 4.0 là một điều không dễ dàng.

Việc học tập trong thời đại công nghệ số và mạng Internet vượt qua sự giới hạn về không gian, thời gian: những kiến thức, thông tin cơ bản ở hầu khắp các lĩnh vực từ xưa đến nay hầu như có thể tìm trên Internet mà chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh hay máy tính bảng  người học dễ dàng tìm được. Hơn thế nữa, người học có thể trao đổi trực tiếp với người giảng bài. Điều này đặc biệt thuận lợi cho việc xây dựng một xã hội học tập với  nhu cầu học tập suốt đời của mọi người, đáp ứng những yêu cầu của con người trong thời đại 4.0. CMCN4 đòi hỏi giáo dục - đào tạo phải tạo ra được những con người năng động, tự lập, các kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, nhất là phải tạo điều kiện để phát huy tối đa óc sáng tạo của mỗi cá nhân.

Trong xã hội bùng nổ thông tin,  người thầy từ vai trò truyền thụ kiến thức theo cách truyền thống sang vai trò xúc tác và điều phối, họ phải chuyển sang chức năng hướng dẫn người học. Giáo viên phải giúp người học định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, định hướng cho người học tự tìm đến những cách hiểu mới. Hiện nay, nhiều phương pháp giáo dục mới đã được đưa vào sử dụng trong các cấp học từ mầm non cho đến đại học theo hướng phát huy tính tích cực của người học, hoạt động nhóm.… Tất cả nhằm hướng tới mục tiêu xây dựng nên những con người với những kỹ năng, tư duy dần đáp ứng yêu cầu của  thời đại mới.

Thứ hai, kỹ năng làm việc nhóm là yêu cầu bắt buộc. Do vậy, người thầy phải rèn luyện cho người học có khả năng làm việc nhóm, có óc tổ chức, tư duy…  Muốn vậy, phải đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát huy tính tích cực của người học là yêu cầu bắt buộc.

Thứ ba, kỹ năng giải quyết vấn đề, thay vì bị động thực hiện theo những kế hoạch đã vạch sẵn, con người trong thời đại mới cần luôn chủ động để đối phó với các vấn đề phát sinh. Vì vậy,  giáo dục - đào tạo cần  tạo ra những công dân thích hợp cho thế kỉ XXI - những công dân toàn cầu, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong nước và hội nhập quốc tế.

 Thứ tư, sự sáng tạo. Người giáo viên trong thời đại CMCN4.0 cần quan tâm đặc biệt tới đối tượng người học. Nhiệm vụ của người thầy là tạo môi trường học tập, tạo điều kiện để họ có cơ hội học tập theo phương pháp tích cực và sáng tạo. Chỉ có như vậy mới tạo ra được những con người năng động và sáng tạo. Hơn bao giờ hết, nghề dạy học với danh xưng “là nghề sáng tạo bậc nhất trong những nghề sáng tạo... vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo” lại càng thể hiện rõ nhất trong thời điểm hiện nay.

Th.sĩ  Nguyễn Thị Thanh Huyền

 Giảng viên khoa Xây dựng Đảng, Trường Chính trị tỉnh Hà Nam

 Nguồn: www.hanam.gov.vn

Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

(ANTV) - Trong thời đại số hóa, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến vì theo tác đơn giản và thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, những thủ đoạn lừa đảo tinh vi cũng không ngừng gia tăng. Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng gần đây là cài đặt các dụng ứng dụng ngân hàng giả mạo để lừa đảo chuyển tiền.

Thư viện Ảnh

Mới nhất