Mô hình giáo dục đại học 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết nhà trường – nhà quản lý – doanh nghiệp với nhau, đưa tiến bộ công nghệ thông tin vào trường học để nâng cao hiệu quả đào tạo, giúp việc dạy và học diễn ra mọi lúc mọi nơi. Trường đại học theo chuẩn giáo dục 4.0 không chỉ là nơi đào tạo – nghiên cứu mà còn là trung tâm đổi mới sáng tạo, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp trong sinh viên, nâng cao năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của Việt Nam trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
Để giúp độc giả hiểu sâu hơn về lĩnh vực này, Thư viện Trường Đại học An Giang xin giới thiệu đến bạn đọc chuyên đề: “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0”. Thư viện mời các bạn tham khảo chuyên đề này qua các bài viết sau:
1. Giáo dục khởi nghiệp và trường học khởi nghiệp kinh doanh: Hướng tiếp cận mới trong thời đại 4.0/ Nghiêm Phúc Hiếu
Tóm tắt: Bài viết với mục tiêu đem lại những kiến thức sơ khởi về đề tài tinh thần khởi nghiệp và trường học khởi nghiệp kinh doanh cũng như một số vấn đề liên quan như định nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của quá trình tạo ra các trường học cho nhà khởi nghiệp tương lai và nhận diện các rào cản đối với các trường học khởi nghiệp, nhận diện các thử thách mà các trường phải đối mặt trong quá trình hình thành phát triển. Kết thúc bài viết là thảo luận và kết luận, các kiến nghị giúp cho sự phát triển mang tính bền vững của các trường học khởi nghiệp.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 9 – 14
2. Các điều kiện hướng đến để trở thành công dân toàn cầu trong thời đại 4.0 tại Việt Nam/ Đinh Thùy Dung
Tóm tắt: Bài viết giới hạn vấn đề nghiên cứu trong môi trường giáo dục bậc đại học trong thời đại Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và chủ yếu hướng đến nội dung liên quan “công dân toàn cầu” trong giới trẻ đặc biệt là những sinh viên tại Việt Nam những người đang chập chững đặt những bước chân đầu tiên vào thế giới hội nhập.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 15 – 20
3. Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam/ Phạm Ngọc Hòa
Tóm tắt: Bài viết nêu ra những tác động tích cực và tiêu cực của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đến việc làm của người lao động Việt Nam; từ đó, đưa ra một số gợi ý chính sách để Việt Nam thích ứng với những tác động từ cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 21 – 26
4. Giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 nhìn từ kinh nghiệm của Nhật Bản trong lịch sử/ Nguyễn Thị Hồng Nhung
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu vai trò của giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0, một số kinh nghiệm giáo dục – đào tạo nguồn nhân lực của Nhật Bản trong lịch sử.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 27 – 34
5. Một số hoạt động cải tiến quá trình dạy – học đáp ứng tình hình cách mạng công nghiệp 4.0/ Nguyễn Văn Trung, Nguyễn Hồng Quân
Tóm tắt: Bài viết tập trung vào hai hoạt động về giáo dục đang được thực hiện tại Trường đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh để thích ứng với các tác động của cuộc cách mạng đó: Sự thay đổi trong việc dạy – học trực tuyến, hướng đến việc thực hiện mô hình lớp học đảo ngược; và việc tăng cường kỹ năng tương tác giữa giảng viên và sinh viên (tập trung vào ngôn ngữ cơ thể) để thúc đẩy quá trình dạy học tích cực.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 35 – 38
6. Giải pháp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 cho các trường đại học/ Dương Đình Dũng
Tóm tắt: Bài viết giới thiệu thực trạng về tác động của CMCN 4.0 đối với sự thay đổi nghề nghiệp và đào tạo nguồn nhân lực; các khó khăn và thách thức trong giáo dục đại học và đào tạo nghề; cuối cùng đưa ra các đề xuất giải pháp.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 39 – 47
7. Định nghĩa về công dân toàn cầu (trình độ, kỹ năng, đạo đức…) và làm sao để tạo ra công dân toàn cầu/ Lê Thị Kim Hoàn
Tóm tắt: Bài tham luận này tập trung nghiên cứu đặc điểm của một “công dân toàn cầu”. Trên cơ sở đó, bài tham luận sẽ nêu một số giải pháp làm thế nào để tạo ra “công dân toàn cầu”.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 48 – 53
8. Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông để giảng dạy tiếng Anh trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0/ Ngô Thanh Phượng
Tóm tắt: Bài viết phân tích thực trạng dùng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) dạy ngoại ngữ và gợi mở một số công cụ có thể áp dụng vào việc dạy ngoại ngữ.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 54 -61
9. Làm thế nào để tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới/ Liêu Quang Hiệp
Tóm tắt: Hiện nay, thế giới đang trong giai đoạn bản lề của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (Cách mạng công nghiệp 4.0) với trung tâm là sự phát triển của trí tuệ nhân tạo, internet kết nối vạn vật, robot, công nghệ nano công nghệ sinh học…Để phù hợp xu thế này, các cơ sở giáo dục nói chung cũng như các cơ sở đào tạo nghề nói riêng phải có những kế hoạch, định hướng phát triển chương trình, phương pháp, trang thiết bị đào tạo linh động hơn, kiến thức cập nhật hơn, hướng tới phát triển các kỹ năng phù hợp với Cách mạng công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0), phát triển tư duy hệ thống và liên ngành; tăng cường liên kết với các doanh nghiệp, các trường đại học quốc tế để xây dựng các phòng thí nghiệm theo hình thức hợp tác công – tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu phát triển trong bối cảnh mới của thế giới. Nguồn nhân lực này phải có những kiến thức, kỹ năng và khả năng sáng tạo, có thể thích nghi nhanh với sự thay đổi của công nghệ, làm việc hiệu quả trong môi trường có tính kết nối cao, giữa các lĩnh vực, giữa thế giới ảo và thật.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 62 – 67
10. Đổi mới giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0/ Huỳnh Thị Phương Thúy
Tóm tắt: Trong khuôn khổ bài viết, tác giả luận giải tính cấp thiết của việc đổi mới giáo dục đại học, đồng thời đưa ra một số ý kiến trao đổi về việc đổi mới chương trình đào tạo, xây dựng hạ tầng thông tin, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học để đáp ứng nhu cầu nhân lực cho Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 68 – 71
11. Sự chuẩn bị của sinh viên trước thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghệ 4.0/ Nguyễn Tuấn Anh
Tóm tắt: Với mục đích tìm hiểu sự chuẩn bị của sinh viên trước khi bước vào thị trường lao động thời kỳ cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0 trên các mặt: sức khỏe; kiến thức; kỹ năng và quản lý cảm xúc, nghiên cứu tiến hành điều tra bằng phiếu trưng cầu ý kiến với 600 sinh viên, kết hợp một số phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm. Kết quả nghiên cứu cho thấy: nhìn chung sinh viên đã có ý thức trong việc chuẩn bị các tiền để đối diện với những yêu cầu, thử thách của môi trường làm việc sắp tới, và sự tự tin của các em trước môi trường mới tỉ lệ thuận với mức độ đáp ứng đó. Sự chuẩn bị các yếu tố đáp ứng công việc giữa các nhóm khách thể sinh viên cũng có những khác biệt nhất định.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 72 – 79
12. Cơ hội và thách thức đối với giáo dục Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0/ Nguyễn Thị Thúy Hoa
Tóm tắt: Bài viết tập trung vào các vấn đề: cơ hội, thách thức và tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục. Ngành Giáo dục và Đào tạo cần phải có thay đổi để thích ứng như đổi mới hình thức tổ chức giáo dục, văn hóa giáo dục, phương pháp, mô hình giảng dạy, phân quyền quản lý trong nhà trường…Người học cũng cần chủ động trong học tập, chú trọng hoạt động nhóm, đọc và tìm hiểu kiến thức không chỉ thuần túy trong sách giáo khoa mà còn khám phá trên interner, sách báo và thực tế cuộc sống…góp phần hình thành tư duy “công dân toàn cầu” trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 80 – 82
13. Đào tạo đại học trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0/ Trương Minh Trí, Bùi Văn Hồng
Tóm tắt: Bài viết trình bày về đào tạo trong thời đại Cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, các trường đại học phải chuẩn bị gì cho cuộc CMCN 4.0 đối với dạy học đại học, đây là cuộc cách mạng dạy học thông minh, kiến tạo.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 83 – 88
14. Trường đại học và doanh nghiệp tại Việt Nam với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0/ Phạm Thanh Nhật
Tóm tắt: Bài viết phân tích sự gắn kết giữa nhà trường (nơi đào tạo nguồn nhân lực) và doanh nghiệp (nơi sử dụng nguồn nhân lực) trong việc đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực trên khía cạnh lợi ích cho nhà trường, doanh nghiệp và người học, từ đó đưa ra một số khuyến nghị mong muốn sự gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp ngày càng phát triển bền vững để nguồn nhân lực được sử dụng có ích và hiệu quả cao.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 89 – 93
15. Lớp học đảo ngược – một phương pháp dạy và học trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0/ Cao Thị Thu Hương
Tóm tắt: Bài viết phân tích một mô hình giáo dục tiên tiến đang thay đổi lớp học truyền thống, được ứng dụng dựa trên sự phát triển của công nghệ thông tin và phương pháp đào tạo hiện đại đó là phương pháp dạy học lớp học đảo ngược (Flipped Classroom). Theo mô hình lớp học đảo ngược, kiến thức mà giảng viên (GV) truyền đạt được sinh viên (SV) học trực tuyến ở nhà. Giờ học ở lớp sẽ dành cho các hoạt động hợp tác với giảng viên giúp cũng cố thêm các khái niệm đã tìm hiểu, phát huy cao tư duy sáng tạo của sinh viên.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 107 – 110
16. Những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục Việt Nam/ Bùi Quang Xuân
Tóm tắt: Bài viết trình bày những tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 đối với giáo dục Việt Nam và những vấn đề đặt ra, giải pháp đối với giáo dục Việt Nam trong Cách mạng công nghiệp 4.0.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 111 – 114.
17. Đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0/ Lê Hữu Ái, Phạm Huy Thành
Tóm tắt: Bài viết nêu lên những đặc trưng và chỉ ra những vấn đề mà cuộc cách mạng 4.0 đặt ra đối với công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học; từ đó, bài báo đưa ra 5 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học Việt Nam để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghệ 4.0. Các giải pháp cụ thể là: (1) nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu ở các trường đại học, (2) tăng cường hợp tác với nước ngoài để thu hút vốn đầu tư vào lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu ở các trường đại học, (3) thiết lập mối quan hệ hợp tác giữa cơ sở đào tạo của các trường đại học với các đơn vị sử dụng nguồn nhân lực, (4) điều chỉnh cơ cấu đào tạo nguồn nhân lực, (5) tăng cường sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước và cơ sở hạ tầng cho các trường đại học.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 115 - 121
18. Thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học, cầu nối giữa trường đại học và doanh nghiệp trong thời đại CMCN 4.0/ Nguyễn Thị Yến
Tóm tắt: Bài viết đưa ra một số vấn đề về thực trạng và giải pháp thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học tại các trường đại học hiện nay.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 122 – 125.
19. Nhân cách người học trong thời đại 4.0/ Đặng Trường Sơn
Tóm tắt: Bài viết nêu lên những đặc thù của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 và những yêu cầu thay đổi trong giáo dục đại học để có thể tạo ra con người có nhân cách, phù hợp với thời đại mới.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 136 - 139
20. Giáo dục Việt Nam trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Những thách thức và cơ hội/ Đặng Danh Hướng
Tóm tắt: Bài viết phân tích những thách thức và cơ hội của giáo dục Việt Nam dưới tác động của Cách mạng công nghiệp lần 4 trong thời gian tới.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 140 – 144.
21. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4: Những cơ hội và thách thức đối với giáo dục Việt Nam/ Huỳnh Phạm Ngọc Lâm
Tóm tắt: Bài viết nêu ra những cơ hội và thách thức đối với Việt Nam, những đề xuất về các mũi đột phá để thích nghi với CMCN 4.0 và một số gợi ý cho giáo dục đào tạo.
Nguồn trích: Kỷ yếu Hội nghị “Giáo dục trong thời đại Cách mạng công nghiệp 4.0: Nhận định – Cơ hội – Thách thức – Nắm bắt”/ 2017, Tr. 239 – 251.
Tổng hợp: Võ Hồng Thơ
Nguồn: Đại học An Giang