Ấn phẩm
Thứ Ba, 30/3/2010 23:15'(GMT+7)

Hoạt động phòng ngừa và tham gia giải quyết "điểm nóng" của lực lượng CSND - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Nhiều vụ tranh chấp khiếu kiện có đông người tham gia liên quan đến đền bù, giải phóng mặt bằng đất đai; vấn đề tôn giáo, dân tộc; khiếu kiện cán bộ cơ sở vi phạm pháp luật và các vấn đề khác chưa được giải quyết kịp thời, triệt để đã dẫn đến hình thành các “điểm nóng” phức tạp về an ninh trật tự. Theo số liệu thống kê của Tổng cục An ninh và Tổng cục Cảnh sát Bộ Công an từ năm 1998 đến năm 2008 đã xẩy ra 165 “điểm nóng”. Hậu quả từ tình hình trên đã gây thiệt hại về nhiều mặt trong đó làm chết 57 người, bị thương 545 người, thiệt hại về tài sản ước tính khoảng 5.747.664 tỷ đồng, đặc biệt còn làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, băng hoại các giá trị văn hóa, đạo đức truyền thống của dân tộc và tác động xấu đến an ninh trật tự. Chính vì vậy, khắc phục nguyên nhân, điều kiện của tình trạng tranh chấp, khiếu kiện không để phát sinh thành “điểm nóng”, đồng thời giải quyết khi “điểm nóng” xảy ra là một hoạt động quan trọng góp phần quản lý nhà nước về trật tự an toàn xã hội và phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm của lực lượng Công an nhân dân.

Hoạt động phòng ngừa không để xảy ra “điểm nóng” và tham gia giải quyết khi “điểm nóng” đã xảy ra là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân trong đó lực lượng Công an nhân dân giữ vai trò nòng cốt. Nhận thức rõ trách nhiệm của mình những năm qua lực lượng Cảnh sát nhân dân đã có nhiều cố gắng trong hoạt động phòng ngừa không để xảy ra “điểm nóng” và tham gia giải quyết khi phát sinh “điểm nóng”. Hoạt động trên đã đạt được những kết quả to lớn kịp thời kìm chế phát sinh tình trạng tranh chấp, kiếu kiện dẫn đến hình thành “điểm nóng”, đồng thời tham gia giải quyết khi “điểm nóng” xảy ra góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế văn hoá-xã hội của đất nước. Tuy nhiên, thực tiễn tình hình mâu thuẫn, tranh chấp khiếu kiện trong nội bộ nhân dân vẫn đang diễn biến phức tạp có nguy cơ tiềm ẩn phát sinh thành “điểm nóng”. Trong khi đó hoạt động của lực lượng Cảnh sát nhân dân trong phòng ngừa ngăn chặn không để phát sinh “điểm nóng” và tham gia giải quyết khi “điểm nóng” xảy ra còn bộc lộ những tồn tại thiếu sót nhất định như: công tác điều tra cơ bản nắm tình hình địa bàn còn hạn chế; hoạt động tham mưu cho cấp ủy và chính quyền chưa sâu sắc, kịp thời, mối quan hệ phối hợp với các lực lượng trong và ngoài ngành chưa thường xuyên, đồng bộ... Song vấn đề này chưa được quan tâm nghiên cứu một cách toàn diện chuyên sâu về lý luận, và thực tiễn đang có nhiều bức xúc mà Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát và Công an các địa phương đang quan tâm nghiên cứu để sớm có các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này.

Với mong muốn góp phần bổ sung, từng bước hoàn thiện lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa và tham gia giải quyết “điểm nóng” của lực lượng Cảnh sát nhân dân, Nhà xuất bản Công an nhân dân ấn hành cuốn sách:“Hoạt động phòng ngừa và tham gia giải quyết “điểm nóng” của lực lượng Cảnh sát nhân dân - những vấn đề lý luận và thực tiễn” của Tiến sĩ Vũ Xuân Trường - Thượng tá, Phó Trưởng khoa, Học viện Cảnh sát nhân dân Bộ Công an. Cuốn sách giới thiệu với bạn đọc một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động phòng ngừa và tham gia giải quyết “điểm nóng” của lực lượng Cảnh sát nhân dân, phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động này trong thời gian tới. Đây là cuốn sách chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện và sâu sắc về hoạt động phòng ngừa và tham gia giải quyết “điểm nóng” của lực lượng Cảnh sát nhân dân. Vì vậy, rất có giá trị để phục vụ công tác nghiên cứu giảng dạy trong các trường Công an nhân dân đồng thời có tác dụng chỉ đạo thực tiễn cho lực lượng Cảnh sát nhân dân về phòng ngừa và tham gia giải quyết “điểm nóng”. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau quá trình thực hiện cuốn sách không tránh khỏi những hạn chế thiếu sót nhất định, rất mong nhận được những ý kiến góp ý của bạn đọc.

Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

PV


Phản hồi

Các tin khác

Thư viện Video

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

(ANTV) - Trong thời đại số hóa, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến vì theo tác đơn giản và thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, những thủ đoạn lừa đảo tinh vi cũng không ngừng gia tăng. Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng gần đây là cài đặt các dụng ứng dụng ngân hàng giả mạo để lừa đảo chuyển tiền.

Thư viện Ảnh

Mới nhất