Giáo dục - Đào tạo
Thứ Hai, 7/5/2018 15:51'(GMT+7)

Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam với bề dầy kinh nghiệm và nhiệm vụ hợp tác đào tạo quốc tế

Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Văn Nhật, Phó Giám đốc Học viện trao tặng Giấy khen cho các học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Bộ An ninh nước CHDCND Lào

Thiếu tướng, GS.TS Nguyễn Văn Nhật, Phó Giám đốc Học viện trao tặng Giấy khen cho các học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ Bộ An ninh nước CHDCND Lào

Ra đời trong bối cảnh lịch sử đất nước vừa hòa bình, vừa chiến tranh, nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ có thể khái quát thành 2 phần: một phần tập trung vào bảo vệ thành quả cách mạng, đảm bảo công cuộc xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở miền Bắc còn non trẻ; một phần tập trung vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước giải phóng miền Nam thống nhất đất nước thỏa lòng mong ước của Bác Hồ kính yêu. Từ đòi hỏi khách quan của nhiệm vụ cách mạng và nhằm tạo lập môi trường bình yên cho công cuộc xây dựng CNXH ở miền Bắc đã xuất hiện yêu cầu tăng cường khả năng trấn áp bọn phản cách mạng và bọn tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội kéo theo yêu cầu, sự cần thiết phải tăng cường đào tạo lực lượng Cảnh sát nhân dân để làm nòng cốt chuyên trách cho mặt trận giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

Từ đó, khoa Cảnh sát nhân dân trực thuộc trường Công an Trung ương được thành lập vào những năm 60 của thế kỷ 20 nhằm thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng, bổ túc, đào tạo hạ sĩ quan, sĩ quan chuyên ngành Cảnh sát nhân dân, đáp ứng ban đầu đòi hỏi bức xúc nhiệm vụ bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội.

Với nhiệm vụ vẻ vang, sự nghiệp cao quý của mình, tập thể các thầy, cô giáo khoa Cảnh sát nhân dân đã không quản ngại khó khăn, gian khổ, hi sinh mà luôn cảm thấy vinh dự, tự hào vững bước tiến lên theo nhịp điệu "Hành khúc ngày và đêm", tận tụy vì "thanh kiếm sắc bén" của Đảng, tham gia vào các phong trào thi đua quên mình vì học sinh thân yêu, đã trở thành biểu tượng đáng ghi nhận cho các thế hệ tiếp nối được học tập, làm theo, đó là biểu tượng của thầy, cô giáo dưới ánh sao soạn bài; là biểu tượng của những người thầm lặng, chằn chọc ngày đêm vì cuộc sống của người chiến sĩ Cảnh sát nhân dân. Do đó, đã trau dồi cho việc vun trồng lực lượng Cảnh sát nhân dân có trình độ cao cho sự nghiệp giữ gìn trật tự, an toàn xã hội. Đội ngũ cán bộ, chiến sĩ được bổ túc, bồi dưỡng, đào tạo qua sự tận tụy của thầy, cô giáo khoa Cảnh sát nhân dân đại bộ phận phát huy tác dụng, trở thành công cụ chuyên chính sắc bén của Đảng, Nhà nước, minh họa sự đúng đắn khẳng định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: " Có đức mà không có tài làm việc gì cũng khó ", khẳng định đó vừa là nền tảng cho việc định hướng phát triển và là nấc thang trưởng thành của khoa Cảnh sát nhân dân trường Công an Trung ương phân hiệu Cảnh sát nhân dân năm 1965 và được tách khỏi trường Công an Trung ương thành lập trường Cảnh sát nhân dân theo quyết định số 514-CA/QĐ ngày 15/5/1968. Giai đoạn này, nhiệm vụ hợp tác đào tạo quốc tế chưa đi vào thực chất, có chăng cũng chỉ là góp phần, phối hợp bổ túc, bồi dưỡng ngắn hạn cho Bộ đội Pa Thêt Lào vào tiếp quản chế độ ngụy Viêng Chăn sau Nghị định Viêng Chăn ngày 21/2/1973, chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào Mùa đông năm 1975.

Bằng sự tập trung cao độ, sự hy sinh vô điều kiện của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân tộc Việt Nam anh hùng đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác và thực hiện thắng lợi 2 nhiệm vụ chiến lược giai đoạn 1945-1975, đó là nhiệm vụ bảo vệ thành công sự nghiệp xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam mùa xuân năm 1975 được khẳng định là mùa xuân đẹp nhất trên đời.

Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã thực hiện di chúc thiêng liêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh: ''đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào'', cuộc cách mạng giải phóng dân tộc đã làm tròn sứ mệnh lịch sử thống nhất đất nước, Bắc - Nam sum họp, thỏa lòng Bác mong. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam đã chuyển sang giai đoạn mới và phát triển lên tầm cao mới, rộng lớn hơn, phức tạp hơn và nặng nề hơn. Sự nghiệp bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội được mở rộng trên phạm vi cả nước, lại đối phó với những âm mưu, phương thức, thủ đoạn vừa thâm độc, vừa xảo quyệt, vừa trắng trợn hơn, thì yêu cầu đào tạo, xây dựng lực lượng nòng cốt chuyên trách đối phó với những hành vi ngoài mong muốn đó, lại càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Đứng trước yêu cầu và đòi hỏi cấp thiết ấy, nhiệm vụ nặng nề đặt lên vai các thầy, cô giáo trường Cảnh sát nhân dân.

Đáp ứng đòi hỏi khách quan của sự nghiệp bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ trong giai đoạn mới thật vinh quang nhưng rất nặng nề và rộng khắp Đảng, Chính phủ Việt Nam đã xác định nhiệm vụ phát triển tài nguyên con người, xây dựng con người mới XHCN là nhiệm vụ chiến lược mà toàn Đảng, toàn quân, toàn dân phải tham gia. Thấm nhuần quan điểm, tinh thần chỉ đạo của Đảng, lãnh đạo Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) - Bộ Tổng tham mưu tối cao lực lượng Công an nhân dân Việt Nam đã đẩy mạnh nhiệm vụ đào tạo, xây dựng lực lượng, trong đó có chuyên ngành Cảnh sát nhân dân. Khi nhắc đến nhiệm vụ đào tạo, xây dựng lực lượng là nhắc đến việc trang bị lý luận, nhận thức về khoa học tự nhiên, xã hội, pháp luật, nghiệp vụ chuyên ngành, đó chính là chức năng, nhiệm vụ của cơ sở đào tạo, lại là trách nhiệm chính trị của tập thể thầy, cô giáo trường Cảnh sát nhân dân. Với kinh nghiệm hơn 10 năm xây dựng và trưởng thành, cộng vào đó là sự nỗ lực quên mình, không quản ngại khó khăn, thiếu thốn, đầu tư sức lực, trí tuệ, tài năng, bằng cả tâm huyết vì sự nghiệp thiêng liêng của mình, tập trung soạn thảo, nâng cấp giáo trình, giáo án các khoa nghiệp vụ sao cho tương xứng, ngang tầm với đòi hỏi của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong điều kiện mới và đó chính là điều kiện hình thành Trường sĩ quan Cảnh sát nhân dân thuộc hệ Đại học trong tháng 6/1976.

Dưới bầu không khí hòa bình, độc lập, thống nhất đất nước và với chức năng nhiệm vụ được nâng lên tầm cao mới, trường Đại học Cảnh sát nhân dân Việt Nam  luôn luôn dương cao biểu tượng: "hiếu học, trọng Thầy, mến bạn". Do đó, đã thu hút hàng vạn người cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân đến tu dưỡng, rèn luyện, học tập, nghiên cứu, đào tạo theo những hình thức, nội dung khác nhau đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng nơi, từng lúc nhằm thỏa mãn nhu cầu của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm ở khắp mọi miền Tổ quốc yêu thương. Chính sự nghiệp giảng dạy, trao dồi kiến thức cho học sinh, học viên đã tạo ra cho các thế hệ thầy, cô giáo trường Đại học Cảnh sát nhân dân tôi luyện, vun đắp dầy dặn kinh nghiệm với kiến thức ngày một mở rộng, nâng lên ngang tầm, có nhiều khâu đột phá vượt xa khu vực và quốc tế trong công tác chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm sử dụng công nghệ cao... Không dừng lại nhiệm vụ đào tạo nội địa, trường Đại học Cảnh sát nhân dân lại vinh dự đón nhận thêm nhiệm vụ đào tạo quốc tế cho "đồng chí Lào và Cămpuchia", góp phần thực hiện đường lối đối ngoại hay còn được đánh giá rằng: "Mặt trận đối ngoại" của Đảng Cộng sản Việt Nam trong nghệ thuật lãnh đạo sự nghiệp cách mạng.

Đối với Lào, thực hiện Hiệp định Viêng Chăn ngày 21/2/1973, Đảng nhân dân cách mạng Lào đã sáng suốt chỉ thị, chỉ ra 3 kế sách chiến lược, bằng cách đẩy mạnh 3 trào lưu cách mạng, tiến tới cuộc tổng khởi nghĩa, giành chính quyền, khai sinh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào vào ngày 2/12/1975 theo con đường hòa bình mà Chủ tịch Kay Sỏn Phôm Vi Hản khẳng định: "Hoa không bẩn, nước không đục nhưng bắt được toàn bộ con cá", tiếp tục đưa sự nghiệp cách mạng Lào tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện đồng thời 3 cuộc cách mạng: Cách mạng văn hóa - tư tưởng; Cách mạng khoa học - kỹ thuật; Cách mạng quan hệ sản xuất; xoay quanh 2 nhiệm vụ chiến lược: Bảo vệ và xây dựng đất nước. Đứng trước tình hình mới của cách mạng đã đặt ra yêu cầu đẩy mạnh, đẩy nhanh công tác xây dựng lực lượng, Bộ Nội vụ (nay là Bộ An ninh) Lào đã đề xuất Bộ Nội vụ (nay là Bộ Công an) Việt Nam giúp đỡ đào tạo, xây dựng lực lượng để gánh vác nhiệm vụ bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ chế độ mới. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ kính yêu: "Giúp bạn chính là giúp ta" và được dìu dắt bởi mối quan hệ sống chết có nhau giữa 2 dân tộc Việt Nam - Lào, Bộ Nội vụ Việt Nam đã chấp nhận đề xuất thích đáng của Bộ Nội vụ Lào, phương hướng hợp tác đào tạo đã được xác lập, tháng 11/1976, trường 12-75 được thành lập nhưng giảng viên lại phải mời từ 2 trường Đại học (ANND và CSND) là chính và từ đó, trường Đại học Cảnh sát nhân dân đã trực tiếp bồi dưỡng, đào tạo lực lượng Cảnh sát nhân dân Lào tại trường 12-75 giai đoạn 1976-1991, góp phần tạo dựng biểu tượng: "Trường 12-75 với sự nghiệp xây dựng lực lượng của Bộ An ninh Lào" mà Chủ tịch nước Trần Đại Quang, nguyên là Bộ trưởng Bộ Công an khẳng định: Trường 12-75 là hình mẫu của tình đoàn kết, hợp tác hữu nghị đặc biệt giữa lực lượng Công an Việt Nam với lực lượng An ninh Lào trong giai đoạn lịch sử phức tạp nhất của cách mạng 2 nước. Là một thành viên trong sự kiện, là học viên khóa I đào tạo sĩ quan (Đ­­1), trường 12-75, tôi hoàn toàn khâm phục với những khẳng định sinh động, thiết thực đó. Có thể nói, hình ảnh của học viên lực lượng An ninh Lào tại trường 12-75, Việt Nam đã minh họa một lần nữa cho mối tình: hạt muối cắn chung, trái ớt bẻ đôi, cọng rau sẻ nửa, gói ''Chèo'' với "ép cơm" ta với bạn cùng nhau chia nửa, các đồng chí Việt Nam không quản ngại khó khăn, gian khổ, thiếu thốn, mặc dù vẫn thiếu ăn, thiếu mặc mà vẫn giành cho học sinh lực lượng An ninh Lào sự ưu ái, mến thương, chăm lo từng bữa ăn, từng giờ học, tạo cho học viên có môi trường học tập, rèn luyện trong lành, cuộc sống ấm no, đầy đủ, sang trọng. Có thể nói, đã vượt lên hẳn mối tình đồng chí, đồng đội mà nhà thơ lớn - Tố Hữu đã từng khen ngợi, đã từng nhắc đến:

"Thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"

Vì nhiều lý do khác nhau, năm 1988, Bộ Nội vụ Việt Nam đã ra quyết định giải thể trường 12-75 mà vẫn tiếp tục phương hướng hợp tác đào tạo cán bộ lực lượng An ninh Lào. Vì vậy, kể từ năm học 1988-1989 trở lại đây, nếu tính theo khóa đào tạo là bắt đầu từ Khóa Đ7, học sinh lực lượng An ninh Lào được phân thành 2 khối (Cảnh sát và An ninh) được gửi học tại 2 cơ sở đào tạo chuyên ngành là 2 trường Đại học (CSND và ANND). Phát triển dần, lớn mạnh dần, yêu cầu nâng cấp đào tạo ngày một tăng nhanh, năm 1992, Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã được Nhà nước cho phép đào tạo Thạc sĩ và đến năm 1995 được phép đào tạo Tiến sĩ, Bộ Nội vụ Lào lại được hưởng sự giúp đỡ đào tạo Thạc sĩ, Tiến sĩ từ Bộ Nội vụ Việt Nam. Tính đến hôm nay đã là Khóa Đ32, CH26, NCS23, với tổng số học viên 1.173 đồng chí, trong đó, Tiến sĩ 41 đồng chí, Thạc sĩ 49 đồng chí, Cử nhân 1083 đồng chí. Đại bộ phận các đồng chí được đào tạo tại Học viện Cảnh sát nhân dân (kể cả giai đoạn 1976 - 1991) đã phát huy tác dụng, trở thành hạt nhân phong trào đổi mới tư duy, hành động ở các địa phương, đơn vi nghiệp vụ, đã có 1 trung tướng, 6 thiếu tướng, 2 đồng chí giữ chức vụ Thứ trưởng, 2 đồng chí giữ chức vụ Tổng Cục trưởng, 3 đồng chí giữ chức vụ Tổng Cục phó, nhiều đồng chí giữ chức vụ Cục trưởng, Cục phó, Phó Giám đốc Học viện; Giám đốc, Phó Giám đốc Công an các tỉnh, rải khắp mọi miền Tổ quốc, đúng như cựu Quyền Bộ trưởng - Trung tướng Sút Chay Thăm Mạ Xít khẳng định: "Học sinh lực lượng An ninh Lào được đào tạo tại Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã trở thành hạt giống cho sự nghiệp xây dựng, đào tạo lực lượng và thể hiện đúng tầm vai trò nòng cốt chuyên trách trong mặt trận bảo vệ an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội trong thời kỳ mới".

Vượt ra phạm vi đào tạo trong nước, Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam lại xuất cảnh đào tạo, thể hiện qua các hoạt động đầy ấn tượng sau đây: Trước sự khép lại của thế kỷ 20, chuẩn bị bước vào thế kỷ 21 - Thế kỷ của khoa học và công nghệ; Thế kỷ của nền " kinh tế trí tuệ"; Thế kỷ cạnh tranh thầm lặng phát triển giáo dục, Bộ Nội vụ Lào đã chỉ đạo Tổng cục xây dựng lực lượng nâng cấp trường Trung học An ninh thành cơ sở đào tạo bậc đại học để đào tạo sĩ quan An ninh Lào cấp Cử nhân, cao học và cao hơn. Tháng 7/1994, Tiểu ban chuẩn bị nâng cấp do đồng chí Tổng Cục trưởng Tổng cục xây dựng lực lượng làm Trưởng tiểu ban với 7 thành viên đã được thành lập. Tiểu ban này lại tìm đến cố vấn, chuyên gia từ bên Việt Nam, Bộ Nội vụ Việt Nam sẵn sàng đáp ứng yêu cầu và cử một tổ công tác sang Lào giúp tiểu ban đó. Tổ công tác do đồng chí Cục trưởng Cục Đào tạo dẫn đầu với sự tham gia của 2 trường Đại học - chuyên gia chuyên sâu về nâng cấp giáo trình, giáo án thì trường Đại học Cảnh sát nhân dân Việt Nam cử thầy Tương tham gia tổ chuyên gia đó. Sau gần 2 năm chuẩn bị, ngày 27/11/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 93 về việc nâng cấp trường Trung học An ninh thành Học viện An ninh Quốc gia Lào và khai giảng khóa đầu tiên đào tạo sĩ quan vào ngày 13/12/1995 - ngày sinh của Chủ tịch Kay Sỏn Phôm Vi Hản - người cha kính yêu của lực lượng vũ trang nhân dân Lào.

Sau khi được thành lập, lãnh đạo Học viện An ninh quốc gia Lào tiếp tục hợp tác với 2 trường Đại học Bộ Nội vụ Việt Nam (Cảnh sát nhân dân và An ninh nhân dân) trong khuôn khổ hợp tác giữa 2 Bộ Nội vụ (Lào - Việt Nam), 2 bên đã thỏa thuận: Giảng viên từ 2 trường Đại học Bộ Nội vụ Việt Nam nhận giúp giảng nghiệp vụ chuyên ngành, còn các đồng chí giảng viên Học viện An ninh Quốc gia Lào thực hiện chức năng "dịch giảng" nhằm tiếp nhận phương pháp, cách thức kể cả giáo án, bài giảng để chắp cánh tự bay. Cứ như thế, mỗi khi mở các chuyên khoa nghiệp vụ mới, khóa đầu tiên các thầy từ 2 trường Đại học phải bay sang Lào, tức là xuất cảnh giảng bài, thực hiện nhiệm vụ đào tạo quốc tế - đào tạo sĩ quan Cảnh sát nhân dân Lào ngay trên đất nước bạn Lào.

Qua đúng một nửa thế kỷ xây dựng và trưởng thành, Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã trở thành cơ sở đào tạo trọng điểm, là trung tâm nghiên cứu khoa học hàng đầu của lực lượng Công an nhân dân Việt Nam, đã vươn lên đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân trong thời kỳ đổi mới, là cơ sở đào tạo có đội ngũ cán bộ giảng viên, chuyên viên cao cấp đảm bảo chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học.

Trước hết, phải công nhận sự cống hiến lớn lao, sự đóng góp quên mình của tập thể thầy, cô giáo Học viện Cảnh sát nhân dân đã bổ túc, bồi dưỡng, đào tạo hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát nhân dân Việt Nam, Lào và Campuchia có kiến thức vững vàng, có đủ bản lĩnh chính trị, có đức, có tài, có tư duy trí tuệ sắc bén, có phẩm chất, đạo đức trong sáng, có ý thức tổ chức kỹ thuật cao, lối sống lành mạnh, văn minh, đặt nền tảng cho việc xây dựng lực lượng Cảnh sát theo chuẩn mực: "quả tim nóng, bộ óc lạnh, 2 bàn tay sạch" đã hòa nhập với chiến lược xây dựng lực lượng Công an Việt Nam chính quy, tinh nhuệ và từng bước hiện đại, đảm bảo khả năng ứng phó với mọi tình huống của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm trong từng giai đoạn của cách mạng, thể hiện rõ nét bản lĩnh chính trị cách mạng, anh dũng, khôn khéo trong xử lý tình huống, xử lý đối tượng, nhiều đồng chí đã trở thành cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược của Đảng, Nhà nước.

Nhìn nhận về khả năng đào tạo, Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam đã đảm bảo vượt mức tiêu chuẩn, tiêu trí của một cơ sở đào tạo hệ đại học, hạ tầng cơ sở đã được nâng cấp ngang tầm, có nhà lưu học sinh, phòng học, nhà ăn với đội ngũ công nhân viên chức phục vụ đầy đủ, có thư viện, phòng đọc hiện đại, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập, cơ chế tổ chức bộ máy tương xứng, vững mạnh, có một Viện Khoa học, 44 đơn vị cấp phòng, với hơn 1.500 cán bộ, giảng viên, có gần 100 Giáo sư, Phó Giáo sư, hơn 200 Tiến sĩ, hàng trăm Thạc sĩ, 10 Nhà giáo ưu tú, đủ khả năng đảm nhiệm giảng dạy lưu lượng học sinh, học viên các cấp, các khóa gần 2 vạn đồng chí và được xác định là cơ sở đào tạo có số lượng cán bộ và học viên đông nhất so với các cơ sở đào tạo của Bộ Công an Việt Nam.

Về hoạt động nghiên cứu khoa học, Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam có đội ngũ nhà khoa học có uy tín dày đặc, nhiều công trình khoa học được tham gia, hàng ngàn đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Nhà nước được nghiên cứu, được nghiệm thu và được đánh giá là sản phẩm có giá trị cao cho công tác phòng, chống tội phạm, vun đắp cho kho tàng các phát minh, các sáng kiến, trở thành tài sản trí tuệ quốc gia trong thời đại mới - thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Là một người bạn đồng nghiệp, tôi lấy làm vinh dự trước sự trưởng thành lớn mạnh của Học viện Cảnh sát nhân dân Việt Nam và coi đó là sự thành đạt của chính mình. Chúc các đồng chí với lời chúc tốt đẹp nhất. Tiếp tục vững bước tiến lên theo nhịp độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Việt Nam anh hùng. Chúc cho mối tình hữu nghị đặc biệt, sự hợp tác đào tạo giữa 2 Học viện chúng ta ngày một phát triển.

Thiếu tướng, TS Bun-xu Thăm-mạ-chắc

Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân - Bộ An ninh nước CHDCND Lào

 

Các tin khác

Thư viện Video

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

(ANTV) - Trong thời đại số hóa, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến vì theo tác đơn giản và thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, những thủ đoạn lừa đảo tinh vi cũng không ngừng gia tăng. Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng gần đây là cài đặt các dụng ứng dụng ngân hàng giả mạo để lừa đảo chuyển tiền.

Thư viện Ảnh

Mới nhất