Tin hoạt động
Thứ Ba, 2/8/2016 8:58'(GMT+7)

Khóa tập huấn “Vai trò của lực lượng thực thi pháp luật trong chăm sóc, dự phòng và điều trị HIV cho người sử dụng ma túy” tại Quảng Ninh

Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Sinh  - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh trao chứng chỉ cho đại biểu dự tập huấn

Đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Sinh - Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh trao chứng chỉ cho đại biểu dự tập huấn

Tham dự khóa tập huấn có 25 đại biểu đến từ các trường CAND gồm: Học viện Cảnh sát nhân dân, Đại học Cảnh sát nhân dân, Cao đẳng Cảnh sát nhân dân, Trung cấp Cảnh sát Trại giam và Công an các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Dương và Bắc Ninh. Khóa tập huấn nhằm trang bị, củng cố những kiến thức và kinh nghiệm về mô hình chăm sóc toàn diện cho người sử dụng ma túy, các phương pháp điều trị lệ thuộc các chất gây nghiện, những quan niệm mới về phòng chống ma túy trên thế giới và Việt Nam, kiến thức cơ bản về HIV và AIDS, dự phòng sau phơi nhiễm với nguồn lây nhiễm HIV, an toàn nghề nghiệp cho cán bộ chiến sỹ công an khi làm việc với người nghiện ma túy nhiễm HIV…. 

 

Tới dự và chủ trì lễ khai giảng khóa tập huấn có đồng chí Thiếu tướng, PGS.TS. Đặng Xuân Khang, Phó Giám đốc Học viện CSND và đồng chí Đại tá Nguyễn Văn Sinh – Phó Giám đốc Công an tỉnh Quảng Ninh cùng đại diện một số đơn vị chức năng của Học viện CSND, Công an tỉnh Quảng Ninh và Văn phòng UNODC Việt Nam.  


Đồng chí Thiếu tướng PGS.TS Đặng Xuân Khang 

phát biểu tại Lễ khai mạc khóa tập huấn

Phát biểu tại buổi lễ khai giảng, đồng chí Thiếu tướng, TS Đặng Xuân Khang, Phó Giám đốc Học viện CSND cho biết đây là lần thứ hai khóa tập huấn được triển khai. Trong năm 2015, Học viện đã phối hợp với Văn phòng UNODC Việt Nam tổ chức khóa I tại Đồ Sơn, Hải Phòng. Đồng chí nhấn mạnh, trong bối cảnh hiện nay tình hình tội phạm sản xuất, mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy đang diễn biến hết sức phức tạp. Đặc biệt, trong thời kỳ mở cửa hội nhập, bên cạnh những thuận lợi và cơ hội phát triển, chúng ta cũng phải tiếp nhận những thách thức, nguy cơ, đặc biệt là sự gia tăng của tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia liên quan đến buôn bán ma túy, tội phạm về kinh tế, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm môi trường, khủng bố…..Những thách thức này đặt ra nhiệm vụ nặng nề cho các nước, các cơ quan thực thi pháp luật. Thời gian gần đây chúng ta chứng kiến công an các tỉnh, thành phố đã triệt phá nhiều đường dây buôn bán ma túy lớn, nhiều phương thức thủ đoạn tinh vi được tội phạm sử dụng để trốn tránh sự phát hiện của lực lượng thực thi pháp luật.

 

Ngoài các chất ma túy truyền thống như heroin, cần sa, thuốc phiện… nhiều loại ma túy tổng hợp mới đã xuất hiện và đang ảnh hưởng tới tầng lớp thanh niên với nhiều hình thức sử dụng khác nhau, đơn giản hơn nhưng khó khăn hơn cho công tác kiểm soát của các cơ quan chức năng. Tuy nhiên, về cơ bản, người nghiện vẫn sử dụng ma túy bằng cách tiêm chích là chủ yếu. Chính vì vậy, trong nhiều năm qua, tình trạng người nghiện ma túy ở Việt Nam bị nhiễm HIV vẫn tăng. Đây là vấn đề xã hội được cả xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm, giải quyết. Chính vì vậy, chương trình tập huấn về vai trò của lực lượng thực thi pháp luật trong dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV cho người sử dụng ma túy do Học viện CSND và Văn phòng UNODC Việt Nam phối hợp thực hiện là rất thiết thực. Đối tượng tập huấn được tập trung là cán bộ, giảng viên các trường đào tạo cảnh sát nhân dân và các cán bộ trực tiếp làm công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy. Ngoài kiến thức, kinh nghiệm, tham gia chương trình tập huấn, các đại biểu tham dự có cơ hội được gặp gỡ, chia sẻ kinh nghiệm trong đấu tranh phòng ngừa tội phạm về ma túy, phương pháp tuyên truyền phòng chống ma túy, từ đó xây dựng mối quan hệ phối hợp chặt chẽ trong công tác chuyên môn.


Đại biểu chụp ảnh lưu niệm

Cơ quan phòng chống Ma tuý và Tội phạm của Liên hợp quốc (UNODC) được thành lập năm 1997. Tiền thân của UNODC là Chương trình kiểm soát Ma tuý (UNDCP) và Trung tâm ngăn chặn tội phạm quốc tế (CICP) của Liên hợp quốc. UNODC đặt trụ sở tại Viên, Áo. UNODC được thành lập nhằm các mục tiêu hỗ trợ các quốc gia thành viên LHQ đấu tranh chống ma túy, chống tội phạm xuyên quốc gia, tội phạm có tổ chức và khủng bố. UNODC hoạt động trên 3 trụ cột. Văn phòng đại diện Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của LHQ đặt trụ sở tại Việt Nam năm 1992. Từ thời điểm đó, UNODC bắt đầu triển khai một chương trình toàn diện hợp tác với Việt Nam phòng chống ma tuý, tội phạm và khủng bố.  Năm 1993, UNODC đã ký Văn bản thỏa thuận hợp tác (MOU) với Việt Nam. Tại Việt nam, Văn phòng của UNODC tập trung giúp Việt nam các hoạt động sau: 

- Vận động chính phủ phê chuẩn và thực hiện các Công ước và Nghị định liên quan đến ma túy, tội phạm xuyên quốc gia có tổ chức, chống tham nhũng, chống khủng bố; 

- Tăng cường năng lực kỹ thuật hỗ trợ các cơ quan kiểm soát ma tuý của Việt Nam tăng cường năng lực phát hiện, điều tra, ngăn chặn và bắt giữ tội phạm ma tuý. 

- Giúp kiện toàn hệ thống pháp luật và tư pháp của Việt nam trong phòng chống ma tuý và các loại tội phạm khác. 

- Cắt giảm nhu cầu ma tuý thông qua tuyên truyền giáo dục và nâng cao chất lượng công tác cai nghiện.

- Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đối với sức khoẻ và cộng đồng liên quan đến tiêm chích ma tuý và lây nhiễm HIV/AIDS.

- Tăng cường hiểu biết của toàn dân về tệ nạn ma tuý và  nâng cao năng lực phòng chống tội phạm.

Nguyễn Vân (HTQT)

Các tin khác

Thư viện Video

Đảm bảo an toàn cho học sinh nhìn từ các vụ đi xe vào sân trường

Đảm bảo an toàn cho học sinh nhìn từ các vụ đi xe vào sân trường

(ANTV) - Mỗi một năm học mới bắt đầu, các bậc phụ huynh học sinh lại có vô vàn nỗi lo. Lo các khoản thu chi, học phí, lo con em mình có được môi trường học tập tốt hay không, có an toàn hay không? Và câu chuyện an toàn cho học sinh lại đang nóng lên trong những ngày qua. Khi dư luận vẫn chưa hết bức xúc sau vụ tông tử vong học sinh trong sân trường ở Đắk Lắk, thì cách đây hơn hai ngày, lại có thêm một phụ huynh khác lái ôtô vào sân trường THCS-THPT Chu Văn An, ở TP Móng Cái, Quảng Ninh rồi tông trúng một học sinh đi xe đạp điện.

Thư viện Ảnh

Mới nhất