Tin hoạt động
Thứ Tư, 4/11/2015 23:29'(GMT+7)

Lãnh đạo Học viện Cảnh sát nhân dân dự Hội nghị Hợp tác đào tạo Cảnh sát ASEANAPOL lần thứ 6 tại In-đô-nê-xi-a

Đại biểu thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Sở Cảnh sát Thủ đô Ja-kar-ta

Đại biểu thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Sở Cảnh sát Thủ đô Ja-kar-ta

Tại Hội nghị, Trưởng đoàn Phi-líp-pin với tư cách chủ tịch Hội nghị APTCM 5 đã báo cáo kết quả hội nghị vừa qua và trao lại quyền điều hành cho Cục trưởng Cục Đối ngoại - Cảnh sát quốc gia In-đô-nê-xi-a làm chủ tịch, điều hành Hội nghị APTCM lần thứ 6. Căn cứ kết quả của Hội nghị lần thứ 5, các đại biểu tham dự hội nghị đã trình bày các bài báo cáo tham luận và trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về năng lực và yêu cầu đặt ra đối với học viên và các cơ sở đào tạo về 6 nội dung ưu tiên đào tạo được xác định tại Hội nghị trước bao gồm: Phòng chống tội phạm mạng, tội phạm công nghệ cao; Phòng chống tội phạm buôn bán người; Công tác hợp tác phòng chống tội phạm xuyên quốc gia; Phối hợp các chương trình đào tạo Cảnh sát ASEANAPOL; Đào tạo về ngôn ngữ, văn hóa các nước ASEANAPOL; Đào tạo về phòng, chống tội phạm liên quan tới sản xuất, quản lý, sử dụng thuốc tân dược.

 

Đại biểu thăm và chụp ảnh lưu niệm tại Trung đoàn Cảnh sát Cơ động -
Cơ quan Cảnh sát Quốc gia In-đô-nê-xi-a

Qua các bài báo cáo tham luận và phần thảo luận, có thể thấy các cơ sở đào tạo cảnh sát của tất cả các quốc gia thành viên ASEANAPOL đều đã và đang nhận thức được tầm quan trọng của công tác đào tạo Cảnh sát trong bối cảnh thành lập cộng đồng ASEAN và những thách thức của các loại tội phạm phi truyền thống trong giai đoạn hội nhập. Xác định được những vấn đề ưu tiên trong công tác đào tạo cảnh sát, trên cơ sở thực tiễn công tác đào tạo của nước mình, các cơ sở đào tạo thành viên đã đưa ra các tiêu chí đánh giá về năng lực, yêu cầu đặt ra nhằm nâng cao hiệu quả công tác đào tạo đối với 6 lĩnh vực ưu tiên nêu trên. Đồng thời, để triển khai mô hình thí điểm một trong 6 lĩnh vực đào tạo ưu tiên đã được Hội nghị thông qua, Ban thư ký ASEANAPOL đã chia sẻ kế hoạch và mô hình tổ chức khóa tập huấn về Phòng ngừa và Điều tra tội phạm về mua bán người với sự tham gia của các nước thành viên, dự kiến tổ chức vào tháng 9 năm 2016 tại Kua-la Lum-pur, Ma-lay-si-a.

Theo báo cáo, ngoài mô hình đào tạo truyền thống vốn có, nhiều nước đã tổ chức các chương trình trao đổi học viên, phối hợp tổ chức nhiều khóa tập huấn, hội thảo quốc tế nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng thực thi pháp luật nói chung, đội ngũ giảng viên, huấn luyện viên nói riêng như Thái Lan, Việt Nam, Singapore và Phi-lip-pin. Ngoài ra, tại Hội nghị, các đại biểu cũng nhấn mạnh vai trò của việc đào tạo pháp luật, ngoại ngữ và văn hóa đối với lực lượng thực thi pháp luật các nước trong khu vực, đặc biệt trong bối cảnh Cộng đồng ASEAN sẽ được thành lập trong thời gian tới. Về vấn đề này, Việt Nam và Thái Lan được đánh giá cao với mô hình trao đổi học viên được thực hiện trong thời gian vừa qua.

Đồng chí Thiếu tướng, PGS.TS Phạm Ngọc Hà chụp ảnh lưu niệm
 cùng Giám đốc Sở Cảnh sát Thủ đô Ja-kar-ta

Đại diện các bên đối thoại đã tham gia các bài phát biểu, thảo luận liên quan đến hợp tác, hỗ trợ triển khai cơ chế đào tạo ASEANAPOL. Đại diện Bộ Nội vụ Liên bang Nga đánh giá cao cơ chế hợp tác đào tạo cảnh sát ASEANAPOL và cho biết sẽ nghiên cứu cơ chế hỗ trợ trong lĩnh vực này. Trước mắt, trong năm 2016, Liên bang Nga sẽ tổ chức các khóa tập huấn đặc biệt dành cho thành viên các nước ASEAN. Sỹ quan liên lạc Cảnh sát Liên bang Úc khẳng định tiếp tục hỗ trợ công tác đào tạo cảnh sát ASEANAPOL thông qua Trung tâm hợp tác đào tạo thực thi pháp luật Ja-kar-ta (JCLEC).

Kết thúc Hội nghị, căn cứ kế hoạch chủ trì luân phiên của ASEANAPOL và sự nhất trí của các đại biểu, đại diện đoàn Ma-lay-xi-a đã nhận trách nhiệm đăng cai tổ chức Hội nghị Hợp tác đào tạo Cảnh sát ASEANAPOL lần thứ 7 trong năm 2016. Chi tiết về thời gian, địa điểm sẽ có thư mời chính thức cho các thành viên.

 

Trưởng đoàn đại biểu các nước chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị

Sau Hội nghị, các đại biểu đã có các buổi tham quan và làm việc với Cục Cảnh sát điều tra, Trung đoàn Cảnh sát Cơ động thuộc Cơ quan Cảnh sát quốc gia In-đô-nê-xi-a và Sở Cảnh sát thủ đô Ja-kar-ta. Tại các địa điểm thăm và làm việc, Đoàn đã được báo cáo về tình hình tội phạm, công tác điều tra, phòng ngừa tội phạm mạng, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm xuyên quốc gia và xem buổi biểu diễn vô hiệu hóa bom, giải cứu con tin.

Có thể nói, cơ chế hội nghị hợp tác đào tạo Cảnh sát ASEANAPOL tuy mới được triển khai trong một thời gian ngắn nhưng đã thể hiện được những kết quả bước đầu đáng khích lệ. Thông qua cơ chế này, các cơ sở đào tạo cảnh sát và các cơ quan quản lý đào tạo cảnh sát của các nước thành viên ASEANAPOL có cơ hội gặp gỡ, trao đổi, tìm hiểu thông tin, tăng cường tinh thần đoàn kết, hiểu biết lẫn nhau, thúc đẩy quá trình hội nhập ASEAN. Cơ chế cũng đã hỗ trợ một số hoạt động tăng cường chất lượng, hiệu quả của hoạt động đào tạo cảnh sát các nước thành viên như khảo sát về nhu cầu đào tạo, phân tích, đưa ra các định hướng phát triển các chương trình đào tạo quốc tế, khảo sát, đánh giá và xác định các nội dung ưu tiên cần tăng cường trong công tác đào tạo, huấn luyện cho các nước thành viên ASEANAPOL.

 

Tháng 5/2009, tại Hội nghị Tư lệnh Cảnh sát các nước ASEAN (ASEANAPOL) do Bộ Công an Việt Nam đăng cai tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của Tư lệnh Cảnh sát quốc gia của 10 nước ASEAN và các bên đối thoại (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Liên bang Nga, Liên bang Úc). Tại Hội nghị này, Học viện CSND đã đề xuất sáng kiến về hợp tác đào tạo Cảnh sát ASEANAPOL với mục tiêu góp phần xây dựng lực lượng Cảnh sát các nước ASEAN trong thời kỳ mới đáp ứng yêu cầu về đấu tranh chống tội phạm có hiệu quả trong thời kỳ hội nhập cộng đồng chung ASEAN. Sáng kiến này đã được các ASEANAPOL đánh giá cao và phê chuẩn thực hiện.Sau đó, Hội nghị hợp tác đào tạo cảnh sát ASEANAPOL lần thứ nhất đã được tổ chức thành công vào tháng 12/2010 tại Hà Nội do Học viện Cảnh sát nhân dân chủ trì với chủ đề “Hợp tác đào tạo Cảnh sát trước nguy cơ gia tăng các tội phạm phi truyền thống trong khu vực ASEAN”. Kết thúc Hội nghị đã thông qua tuyên bố chung về việc xây dựng cơ chế hợp tác đào tạo cảnh sát ASEAN và tổ chức Hội nghị thường niên về hợp tác đào tạo cảnh sát luân phiên tại các nước thành viên.


Các hội nghị tiếp theo: Tháng 12 năm 2011 Học viện Cảnh sát nhân dân Lào đăng cai tổ chức và Hội nghị thường niên hợp tác đào tạo cảnh sát ASEANAPOL thứ 2 với chủ đề “Hợp tác đào tạo cảnh sát ứng phó với các nguy cơ từ tội phạm phi truyền thống”. Tháng 12 năm 2012 Học viện Cảnh sát Campuchia đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên hợp tác đào tạo Cảnh sát ASEANAPOL lần thứ 3 với chủ đề “Phân tích nhu cầu đào tạo phù hợp với lợi ích chung của lực lượng cảnh sát ASEAN”. Tháng 3/2014, tại Băng Cốc, Thái Lan, Học viện Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan đã đăng cai tổ chức Hội nghị thường niên về hợp tác đào tạo cảnh sát ASEANAPOL lần thứ 4 với chủ đề “Xây dựng chương trình đào tạo cảnh sát phù hợp với nhu cầu phát triển của ASEAN”. Tháng 10/2014, Cục Đào tạo thuộc Cảnh sát Quốc gia Phi-lip-pin đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 5 tại Manila, Phi-lip-pin với chủ đề: 6 nội dung ưu tiên đào tạo trong chương trình đào tạo cảnh sát ASEANAPOL. Tháng 10/2015, Cục Đối ngoại thuộc Cảnh sát Quốc gia In-đô-nê-si-a đăng cai tổ chức Hội nghị lần thứ 6 tại Ja-kar-ta, In-đô-nê-xi-a.

HTQT

Các tin khác

Thư viện Video

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

Thủ đoạn dùng app ngân hàng giả để lừa đảo

(ANTV) - Trong thời đại số hóa, thanh toán không dùng tiền mặt ngày càng trở nên phổ biến vì theo tác đơn giản và thuận tiện. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của công nghệ, những thủ đoạn lừa đảo tinh vi cũng không ngừng gia tăng. Một trong những thủ đoạn mà các đối tượng thường xuyên sử dụng gần đây là cài đặt các dụng ứng dụng ngân hàng giả mạo để lừa đảo chuyển tiền.

Thư viện Ảnh

Mới nhất