Tài nguyên giáo dục mở - OER (Open Educational Resources) là vấn đề đang được nhiều nước, trong đó có Việt Nam quan tâm trong những năm gần đây. Xuất phát từ quan điểm “Tri thức là của chung của nhân loại và tri thức cần phải được chia sẻ”.
Đại học Trà Vinh (TVU) vào Top 100 trường ĐH đáng học nhất ở Việt Nam và xếp hạng 22 theo bảng xếp hạng Webometrics lần thứ hai của năm 2018. Cũng trong năm 2018, TVU là 1 trong 2 trường ĐH của Việt Nam nằm trong top 300 ĐH phát triển bền vững nhất theo xếp hạng của Tổ chức xếp hạng UI GreenMetric World University Rankings. Từ một ĐH xanh và phát triển bền vững TVU khẳng định bước tiếp trở thành ĐH thông minh trong tương lai.
Đại học trí tuệ nhân tạo mang tên Mohamed bin Zayed (MBZUAI) tại Abu Dhabi sẽ đón nhận đơn đăng ký cho các chương trình thạc sĩ và tiến sĩ từ tháng 9/2020.
Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang làm thay đổi nhanh chóng các lĩnh vực đời sống xã hội trong đó có giáo dục. Nhiều trường Đại học, Học viện đang có xu hướng, chiến lược trong phát triển lên mô hình mới “nhà trường thông minh” nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học trong tình hình mới. Là một trung tâm huấn luyện lớn trong quân đội, Học viện Lục quân cũng đang lấy đây là mục tiêu hướng tới.
Xây dựng xã hội học tập là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Trường ĐH là nơi đào tạo, cung cấp nguồn nhân lực dồi dào, có chất lượng. Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để động viên, khuyến khích mọi người trong xã hội tích cực tự học tập và học tập suốt đời là trách nhiệm chung của toàn xã hội trong đó có các trường đại học. Tại Hội thảo này, Đại học (ĐH) Đà Nẵng hân hạnh tham gia tham luận “Phát huy tiềm năng, vai trò của các trường đại học xây dựng tài nguyên giáo dục mở, đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời của xã hội”.
Việt Nam đang hướng đến sự phát triển bền vững của xã hội, từng bước mở rộng nền sản xuất dựa trên tri thứ và nắm cơ hội tiếp cận với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Để thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển này thông qua cuộc vận động xây dựng cả nước trở thành một xã hội học tập, chúng ta đang thiếu cả hai nguồn lực quan trọng hàng đầu: Tri thức và nhân lực chất lượng cao.
Những động lực chính của Cách mạng công nghiệp 4.0 là sự thay đổi trong kỳ vọng của người dùng, sự hội tụ của các công nghệ mới cùng sự xuất hiện các mô hình kinh doanh mới.
Bắt đầu từ năm 2010, khi mô hình tăng trưởng dựa vào xuất khẩu bộc lộ nhiều điểm yếu, Trung Quốc nhận thấy cần phải đẩy mạnh chuyển đổi sang các ngành dịch vụ, tăng cường năng lực công nghệ và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến để tạo động lực mới cho tăng trưởng. Hiện nay, Chính phủ nước này đưa ra nhiều giải pháp cải thiện năng lực và đẩy mạnh các ngành công nghệ cao để bắt kịp cuộc cách mạng 4.0 và nâng cao chất lượng lao động nhằm thực hiện mục tiêu trên.
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có bước phát triển mạnh mẽ, trở thành nền kinh tế hội nhập, năng động, hấp dẫn đầu tư trong khu vực. Trong bối cảnh phát triển và hội nhập quốc tế, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, Việt Nam xác định tập trung phát triển công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) - một mũi nhọn, được dự báo trở thành ngành công nghệ đột phá nhất trong 10 năm tới.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ phát triển nhanh chóng và có những tác động sâu rộng đến sự phát triển của mỗi quốc gia, nếu bị bỏ lại phía sau của cuộc cách mạng này thì sự tụt lùi về phát triển cũng là tất yếu. Ngược lại nếu tận dụng tốt những lợi thế của cuộc cách mạng này mang lại thì cơ hội là rất to lớn. Cách mạng công nghiệp 4.0 có nền tảng là con người, trong đó nhân lực chất lượng cao là cốt lỗi cho sự phát triển. Đây cũng là hướng phát triển mà Việt Nam cần chuẩn bị cho những thay đổi không ngừng trong tương lai.
Đổi mới GD - ĐT để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hội nhập với quốc tế, cũng như định hướng tập trung ưu tiên cho các nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học công nghệ và ngành nghề mũi nhọn, đáp ứng đòi hỏi cấp bách của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 có ý nghĩa sống còn cho sự phát triển và nắm bắt những cơ hội trong thời gian tới của đất nước ta.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đòi hỏi hệ thống GD phải nhanh chóng thay đổi toàn diện việc dạy - học theo tiêu chuẩn mới, để có thể hòa nhập vào nền kinh tế số. Vậy ngành GD cũng như thầy và trò cần phải chuyển đổi thế nào để đáp ứng xu thế phát triển của mô hình giáo dục 4.0?
Cách mạng công nghiệp 4.0 không chỉ làm biến chuyển sâu sắc lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, y tế… mà còn làm thay đổi rõ rệt cách vận hành của hệ thống giáo dục.
Bản chất của CMCN 4.0 chính là sự ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. CMCN 4.0 đem lại nhiều điều kiện thuận lợi, giúp con người khám phá nhiều tri thức mới, nâng cao quy mô và chất lượng nền kinh tế, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức song hành với các thời cơ, buộc người lao động, các nhà hoạch định chiến lược phải thay đổi cho phù hợp.
Ngày 27/9/2019, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 52- NQ/TW về một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, đề ra một số chủ trương, chính sách cơ bản, quan trọng, với nhiều giải pháp thiết thực và yêu cầu đổi mới mạnh mẽ và bổ sung, hoàn thiện các chính sách, nội dung, phương pháp giáo dục nhằm tạo ra nguồn nhân lực có khả năng...
(ANTV) - Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa có công điện yêu cầu các bộ ngành, địa phương tăng cường công tác bảo đảm an ninh, trật tự dịp lễ 30/4 và 1/5.