Học viện Cảnh sát nhân dân là một trong những cơ sở nghiên cứu khoa học hàng đầu của Bộ Công an. Nhiều công trình khoa học của Học viện đã và đang góp phần thiết thực giải quyết những vấn đề của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm hình sự, kinh tế, ma túy, tội phạm sử dụng công nghệ cao… Trên cơ sở phân tích những thành tựu đã đạt được trong những năm qua, bài viết đưa ra những định hướng lớn cần tiếp tục quan tâm, nghiên cứu, tổng kết và phát triển trong nghiên cứu khoa học Công an; một số yêu cầu đặt ra nhằm tiếp tục phấn đấu để Học viện Cảnh sát nhân dân trở thành đơn vị chủ lực trong nghiên cứu, tổng kết và phát triển lý luận nghiệp vụ Công an.
Với việc tập trung, thống nhất trong phương châm, đường lối của Đảng ủy, Ban Giám đốc và sự đồng thuận, nhất trí cao trong toàn Học viện, công tác hậu cần - kỹ thuật nói chung và cơ sở vật chất của Học viện nói riêng đã có bước phát triển vượt bậc, hội trường, giảng đường, thư viện… được xây dựng khang trang, phục vụ tốt công tác giáo dục - đào tạo, nghiên cứu khoa học. Trong thời gian tới, Học viện Cảnh sát nhân dân tiếp tục tổ chức quản lý và thực hiện tốt hoạt động đầu tư, kế hoạch xây dựng cơ bản theo quy định của Nhà nước và Bộ công an; đầu tư, trang cấp thiết bị, phương tiện kỹ thuật theo chiều sâu, có trọng tâm, trọng điểm… hoàn thiện các điều kiện cơ sở vật chất, xây dựng Học viện Cảnh sát nhân dân trở thành trường đại học trọng điểm và chuẩn quốc gia.
Tội phạm học là một ngành khoa học độc lập trong hệ thống các khoa học xã hội nghiên cứu về những quy luật hình thành, phát sinh, phát triển của tình hình tội phạm và từng loại tội phạm, tìm kiếm, xây dựng những phương pháp tiến hành hoạt động phòng ngừa hiệu quả nhằm từng bước hạn chế, đẩy lùi và xóa bỏ hiện tượng tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.
Được xác định như một ngành khoa học độc lập trong hệ thống các chuyên ngành về khoa học xã hội, tội phạm học được ghi nhận như một ngành khoa học chính thống đóng góp vào quá trình nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn về công tác phòng, chống tội phạm ở Việt Nam.
Quán triệt sâu sắc các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Chính phủ về công tác giáo dục và đào tạo, Đại hội đại biểu Đảng bộ Học viện nhiệm kỳ 2015 - 2020 xác định “Đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ các yếu tố trong hoạt động giáo dục và đào tạo, tạo sự đột phá để nâng cao chất lượng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, đấu tranh phòng, chống tội phạm, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội”.
Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ trong lực lượng Công an nhân dân nói chung, lực lượng điều tra viên (ĐTV) nói riêng là một đòi hỏi tất yếu từ thực tiễn, một bước phát triển quan trọng trong chiến lược đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao đáp ứng yêu cầu đấu tranh chống tội phạm, kiện toàn bộ máy Cơ quan điều tra trong chiến lược cải cách tư pháp của Đảng và Nhà nước ta.
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, đất nước ta đã đạt được những kết quả và thắng lợi to lớn trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện, ấm no, hạnh phúc...
Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, điều tra hình sự đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là hoạt động mở đầu của quá trình tiến hành tố tụng hình sự, kết quả của điều tra vụ án hình sự là cơ sở quan trọng nhất cho việc giải quyết tiếp theo đối với vụ án trong những giai đoạn tố tụng hình sự còn lại.
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo luôn là bài toán và vấn đề cơ bản trong các giai đoạn phát triển đất nước nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ cho sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.
Hoạt động điều tra hình sự gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của Cơ quan điều tra. Cơ quan điều tra là cơ quan đầu tiên tiếp cận những thông tin về tội phạm, thực hiện những biện pháp theo quy định của pháp luật để thu thập chứng cứ chứng minh có hay không tội phạm xảy ra...
Trong sự nghiệp cách mạng nói chung, sự nghiệp đảm bảo an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội nói riêng, công tác giáo dục - đào tạo luôn đóng vai trò hết sức quan trọng, nhằm tạo ra nguồn nhân lực có chất lượng cho lực lượng Công an nhân dân...
Quán triệt quan điểm phát triển giáo dục đào tạo của Đảng, Nhà nước, cùng với sự phát triển chung của công tác giáo dục, đào tạo trong Công an nhân dân, công tác giáo dục, đào tạo của Học viện Cảnh sát nhân dân đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp to lớn cho sự nghiệp giáo dục, đào tạo của Ngành. Qua 46 năm xây dựng và trưởng thành (1968 - 2014), Học viện Cảnh sát nhân dân ngày nay đã có vị trí quan trọng trong hệ thống giáo dục đại học của ngành Công an và giáo dục quốc dân.
Ngày 15/5/1968, Bộ Công an ra quyết định 514 CA/QĐ tách phân hiệu Cảnh sát nhân dân (CSND) ra khỏi trường Công an trung ương, thành lập Trường CSND, có nhiệm vụ đào tạo nghiệp vụ bậc trung học cho lực lượng CSND. Ngày 15/5/1968 cũng là ngày ra đời của trường CSND và là ngày truyền thống của Học viện CSND.
Ngày 27/7/2015 Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 4788/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Học viện CSND, trong đó cho phép thành lập Viện Khoa học Cảnh sát, trên cơ sở Quyết định số 4788, ngày 20/8/2015 Bộ trưởng Bộ Công an đã ký Quyết định số 5059/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Viện Khoa học Cảnh sát thuộc Học viện CSND.
Để trả lời câu hỏi: Công an, Cảnh sát và Cảnh sát giao thông xuất hiện từ bao giờ trên thế giới, chúng ta đi ngược lại lịch sử ra đời và phát triển của Nhà nước. Trong xã hội loài người có thời kỳ không có giai cấp, Nhà nước, pháp luật, và dĩ nhiên không có Công an, Cảnh sát và Cảnh sát giao thông. Chỉ đến khi trong xã hội loài người xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất thì Giai cấp, Nhà nước và cơ quan Công an, Cảnh sát nói chung, Cảnh sát giao thông nói riêng mới xuất hiện.
(ANTV) - Sáng nay (08/01), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết Học kỳ I, năm học 2024-2025, giao ban công tác quý IV năm 2024 các học viện, trường CAND.