Suy thoái về tư tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên dẫn đến những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí - Nguyên nhân và giải pháp

NỘI DUNG

“Chưa bao giờ chúng ta xử lý mạnh tay và rõ ràng, công khai, thẳng thắn đội ngũ cán bộ suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, hư hỏng như một cuộc cách mạng. Người ta làm như thế mà không sợ các thế lực thù địch nói mình là sẽ mất người, mất tướng lĩnh, cán bộ hay đấu đá nội bộ gì cả; mà mình là có chuẩn bị, theo chân lý thì ta cứ xử lý thôi” (GS.TSKH Phan Xuân Sơn-Học viện CTQG Hồ Chí Minh).

Bác Hồ đã từng nói: Là con người thì có bốn cái đức “cần, kiệm, liêm, chính”. Thì một khi đã là con người theo chủ nghĩa cá nhân thì bốn cái đức ấy cũng biến chất theo; “cần” khi ấy tức là không cần cù, không chịu chăm lo học tập, lao động, sáng tạo, chỉ lo hưởng thụ, rồi lười biếng; “kiệm” khi ấy trở thành phung phí, xa hoa; “liêm” khi ấy là không trong sạch, không chính đáng; “chính” thì sống với tư cách thiếu đúng đắn, không tôn trọng pháp luật, không tôn trọng đạo đức, văn hóa, sinh ra lắm “bệnh”.

Một khi suy thoái về tư tưởng đạo đức, chính trị, lối sống thì tất yếu sẽ dẫn đến những hành vi nhũng nhiễu, tiêu cực, tham ô, nhận hối lộ, lối sống buông thả ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. Có thể thấy, qua công cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí thì chúng ta càng khẳng định rằng: “Lò một khi đã nóng rồi thì củi tươi đưa vào cũng phải cháy”.

Trong thời gian qua, kể từ khi bắt đầu chiến dịch “Đốt lò”, hàng loạt cán bộ, đảng viên đã bị xử lý kỷ luật do những suy thoái về đạo đức, lối sống với nhiều biểu hiện khác nhau. Nhiều vụ đại án diễn ra, tập trung vào những cán bộ, đảng viên có chức, có quyền mà có nhiều biểu hiện của sự suy thoái về mặt đạo đức, lối sống: Vụ án cựu Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long lạm dụng quyền lực được giao, vô hiệu hóa cả tập thể, bỏ ngoài tai những ý kiến phản đối để cho triển khai một dự án lớn gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 6000 tỷ đồng; hay vụ án đối với ông Chu Ngọc Anh - Cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã phạm vào tội “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”. Có thể hiểu suy thoái đạo đức, lối sống trước tiên thể hiện ở lối sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội, vụ lợi, chỉ lo thâu vén cá nhân, gây mất đoàn kết nội bộ, độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ đạo điều hành. Suy thoái biểu hiện qua cách ăn nói, đặc biệt là phong cách làm việc, phong cách sống, sinh hoạt. Ví dụ như đi lại thì khệnh khạng; trong phong cách làm việc thì nịnh trên nạt dưới, hạnh họe; trước đấy thì không như thế, nhưng khi có quyền thì nó bộc lộ ra. Trong sinh hoạt thì có những dấu hiệu bê tha, xuống cấp, những trường hợp này khá dễ nhận diện. Bên cạnh đó, còn biểu hiện ở việc kê khai tài sản không trung thực, mắc bệnh thành tích, háo danh. Là cán bộ nhưng thờ ơ, vô cảm với những vấn đề bức xúc của nhân dân, sử dụng lãng phí tài sản công và ngân sách nhà nước, sử dụng lãng phí nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.

Khi cán bộ, đảng viên đánh mất lý tưởng, quên đi chức trách, bổn phận phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân của mình thì họ sẽ “bước” một bước rất ngắn tới những hành vi tham nhũng, tiêu cực. Sự suy thoái về đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên không dừng lại ở đó. Trong thời gian qua, một số cấp ủy, tổ chức Đảng đã phải thực hiện việc kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng đối với những cán bộ, đảng viên có lối sống buông thả với những mối quan hệ bất chính; những cán bộ, đảng viên sống buông thả nhưng lại tỏ ra đạo đức thực sự là một mầm họa của đất nước. Nhận định của Đảng về bộ phận cán bộ, đảng viên biến chất, suy thoái về đạo đức, thể hiện cách sống xa hoa, trụy lạc là có cơ sở và đã rõ với những dẫn chứng ở trên. Lúc này đây, những con người đó đã trở thành những kẻ vô liêm sỉ và bất chính, gây ảnh hưởng một cách nghiêm trọng đến niềm tin của nhân dân, uy tín của Đảng, nhà nước. “...thật sự đau xót, nhục nhã, xấu hổ. Đây chính là sự suy thoái rồi, sự suy đồi, băng hoại về mặt đạo đức, nhân cách của con người” (ông Phạm Ngọc - Nguyên Trưởng phòng Lý luận chính trị, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội).

Trong thời gian qua, Đảng ta đã và đang làm, làm rất tốt công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí ở tất cả các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Điều đáng chú ý là Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 quy định về việc kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ; có thể nói Trung ương Đảng, Bộ Chính trị mà đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Nguyên Phú Trọng luôn đặt ra vấn đề làm sao để cho cán bộ, đảng viên “không dám”, “không thể” “không muốn”, “không cần” tham nhũng, tiêu cực; chính vì vậy, vấn đề “Kiểm soát quyền lực” là điều mà cần đặt lên hàng đầu. Đồng chí Tổng Bí thư nhắc lại quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cắt bỏ một vài cành cây sâu mọt để cứu cả cái cây”. Mục đích của việc xử lý tham nhũng, tiêu cực là để “trị bệnh, cứu người”, kỷ luật một vài người để cứu nhiều người, truy tố một vụ để cảnh tỉnh cả một vùng, một lĩnh vực.

Phải chăng pháp luật vẫn còn nhiều lỗ hổng để cho các đối tượng lợi dụng vào đó để thực hiện hành vi tham nhũng hay là đạo đức, lối sống của một bộ phận cán bộ, đảng viên trong đó đặc biệt là cán bộ, lãnh đạo giữ chức vụ cao trong bộ máy của Đảng đã suy thoái đến mức không nhận ra hành vi của mình là đang “làm xấu” hình ảnh của người đảng viên cộng sản? Đảng cần làm gì để “trị” khỏi những “khối u, nhọt” ấy?

1. Một số nguyên nhân chủ quan dẫn đến sự suy thoái tư tưởng, đạo đức, lối sống

Thứ nhất, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên chưa được coi trọng đúng mức, hoạt động kém hiệu quả.

Thứ hai, công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận còn nhiều bất cập, hiệu quả thấp.

Thứ ba, công tác quản lý cán bộ, đảng viên bị buông lỏng. Nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng chưa được chấp hành nghiêm túc.

Thứ tư, bản thân một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tu dưỡng, rèn luyện và học tập, để chủ nghĩa cá nhân phát triển, chi phối, làm xói mòn bản chất tốt đẹp của người đảng viên Cộng sản.

Thứ năm, những yếu kém trong quản lý nhà nước, quản lý xã hội vừa là nguyên nhân, vừa là hệ quả của tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống. Với cách nhìn biện chứng và nghiêm túc, phải coi đây là nguyên nhân chính.

2. Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phòng chống những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

*Nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng

Một là, giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng đối với tất cả các mặt của đời sống, xã hội. Tăng cường xây dựng chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, cán bộ.

Hai là, tăng cường công tác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên không gian mạng là nhiệm vụ cấp thiết trong giai đoạn công nghệ số hiện nay.

Ba là, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức, tích cực đấu tranh phòng chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ gắn với đẩy mạnh học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

Năm là, tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và kiên quyết xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh, Điều lệ Đảng. Siết chặt kỷ cương, kỷ luật trong Đảng. Đổi mới công tác cán bộ và ngăn chặn tình trạng chạy chức, chạy quyền; tăng cường kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng, xử lý nghiêm những tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên vi phạm, không có vùng cấm, không có ngoại lệ”.

Sáu là, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội tăng cường công tác xây dựng các kênh mạng xã hội để kết nối và phối hợp hoạt động. Thực hiện có hiệu quả phương châm “nhân cái đẹp, dẹp cái xấu”, “lấy tích cực đẩy lùi tiêu cực”; tuyên truyền và khuyến khích chia sẻ, bình luận gương người tốt, việc tốt trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm định hướng dư luận và cổ vũ, động viên mọi người tham gia, tạo hiệu ứng lan tỏa trong xã hội.

*Nhóm giải pháp nâng cao công tác đẩy lùi, phòng chống những biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, lãng phí

Một là, tăng cường và nâng cao hiệu quả kiểm soát quyền lực. Mọi quyền lực phải được kiểm soát bằng cơ chế; quyền lực phải được ràng buộc bằng trách nhiệm; quyền lực đến đâu trách nhiệm đến đó, quyền lực càng cao trách nhiệm càng lớn. Phải “nhốt” quyền lực vào trong “lồng” cơ chế, bảo đảm quyền lực được vận hành đúng đắn, không bị “tha hóa”.

Hai là, các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải phù hợp với bối cảnh, yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam và truyền thống văn hóa của dân tộc; tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của nước ngoài; kế thừa kinh nghiệm của các nhiệm kỳ trước.

Ba là, hoàn thiện cơ chế phòng ngừa chặt chẽ để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kịp thời khắc phục những bất cập, bịt kín những “khoảng trống”, “kẽ hở”, nâng cao hiệu quả thực hiện thể chế để “không thể” tham nhũng, tiêu cực. Kết hợp chặt chẽ giữa tích cực phòng ngừa với chủ động phát hiện, xử lý nghiêm minh, kịp thời những hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Bốn là, tăng cường công khai, minh bạch, giám sát, kiểm soát quyền lực; xây dựng văn hóa liêm chính, tiết kiệm. 

Năm là, tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy; nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan, đơn vị có chức năng phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ Trung ương đến địa phương; Chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực bảo đảm liêm chính, đủ năng lực hoàn thành trọng trách được giao, thực sự là “thanh bảo kiếm” của Đảng và Nhà nước trong công tác này; đồng thời coi trọng kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ngay trong các cơ quan này./.

Nhóm tác giả:

Nguyễn Thành Nghĩa, B3D46T02

Quản Khánh Toàn, B2D48T02

Nguyễn Công Đạt, B3D46T02

Phạm Trọng Đại, B1D48T02

Trương Đình Quang Vũ, B3D47T02 (Học viện CSND - Bộ Công an)

 TÀI LIỆU THAM KHẢO

 1. V.I.Lênin Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, M.1978, t.44, tr.217.

2. Hồ Chí Minh Toàn tập, Nxb. CTQG, H.2011, t.7, tr.297.

3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đảng toàn tập, Nxb. CTQG, H.2006, t.47, tr.353.

4. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. CTQG, H.2011, tr.173.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb. CTQG, H.2016, tr.196.

6. Năm 1992, Hội nghị lần thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VII đã nhận định tình hình: “tệ tham nhũng, hối lộ, ăn chơi phung phí tài sản của nhân dân… gây tác hại rất lớn, làm tổn hại thanh danh của Đảng”.

7. Đánh giá tại Hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII của Đảng (tháng 01/1994).

8. Nghị quyết số 14, ngày 15/5/1996 của Bộ Chính trị về lãnh đạo cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

9. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG-ST, H.2021, t.2, tr.213.

10. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. CTQG-ST, H.2021, t.2, tr.223.

11. Ủy ban Kiểm tra Trung ương: Hội nghị tổng kết công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực giai đoạn 2013-2020.

12. Chính phủ: Báo cáo số 410/BC-CP, ngày 12/10/2022 về công tác PCTN năm 2022, tr.13.

13. Như: Vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần công nghệ Việt Á và các đơn vị, địa phương có liên quan; vụ án xảy ra tại Cục Đăng kiểm Việt Nam và trung tâm đăng kiểm một số địa phương; vụ án xảy ra tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao và một số đơn vị liên quan; vụ án xảy ra tại Ngân hàng SCB, Công ty cổ phần tập đoàn Vạn Thịnh Phát và các tổ chức, đơn vị có liên quan.

14. Như: Vụ án xảy ra tại dự án Hạc Thành Tower - tỉnh Thanh Hóa.

15. Nguyễn Phú Trọng: “Kiên quyết, kiên trì đấu tranh PCTN, TC, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta trong sạch, vững mạnh”, Nxb. CtQG-St, H.2023, tr.28.

16. Bộ Chính trị đã ban hành Quy định số 32-QĐ/TW, ngày 16/9/2021 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, chế độ làm việc, quan hệ công tác của Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN, TC (thay thế cho Quy định số 211-QĐ/TW, ngày 25/12/2019) để bổ sung thêm chức năng phòng, chống tiêu cực cho Ban Chỉ đạo; Quy định số 69-QĐ/TW, ngày 06/7/2022 về kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên vi phạm. Ban Chỉ đạo trung ương về PCTN, TC ban hành Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW, ngày 01/8/2022 một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực. 

17. Kết luận số 12-KL/TW, ngày 06/4/2022 của Bộ Chính trị về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác PCTN, TC.

18. Nguyễn Phú trọng: Đấu tranh PCTN, TC: Nhìn lại 10 năm qua; định ra phương hướng nhiệm vụ cho thời gian tới”, http://www.vietnamplus.vn/toan-van-phat-bieu-cua-tong-bi-thu-ve-phong-chong-tham-nhung-tieucuc/801297.vnp, ngày 30/6/2022.

19. Nguyễn Cảnh Lam: Sự lãnh đạo của Đảng trong kiểm soát quyền lực để PCTN, tạp chí Nội chính số 52 (01+02/2018), tr.54.

20. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTN, Phát biểu kết luận Hội nghị toàn quốc về công tác PCTN ngày 25/6/2018, Hà Nội.

21. Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ.

22. Nguyễn Phú Trọng: Kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, góp phần xây dựng Đảng và Nhà nước ta ngày càng trong sạch, vững mạnh, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2023.

23. Phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hội nghị toàn quốc về công tác phòng, chống tham nhũng ngày 12/12/2022.

24. Kết quả cuộc họp của Phiên họp thứ 25 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, 2024.

25. Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hà Nội: Bản án phúc thẩm vụ án Phan Văn Anh Vũ cùng đồng bọn, 2019.

Thư viện Video

Đảm bảo an toàn cho học sinh nhìn từ các vụ đi xe vào sân trường

Đảm bảo an toàn cho học sinh nhìn từ các vụ đi xe vào sân trường

(ANTV) - Mỗi một năm học mới bắt đầu, các bậc phụ huynh học sinh lại có vô vàn nỗi lo. Lo các khoản thu chi, học phí, lo con em mình có được môi trường học tập tốt hay không, có an toàn hay không? Và câu chuyện an toàn cho học sinh lại đang nóng lên trong những ngày qua. Khi dư luận vẫn chưa hết bức xúc sau vụ tông tử vong học sinh trong sân trường ở Đắk Lắk, thì cách đây hơn hai ngày, lại có thêm một phụ huynh khác lái ôtô vào sân trường THCS-THPT Chu Văn An, ở TP Móng Cái, Quảng Ninh rồi tông trúng một học sinh đi xe đạp điện.

Thư viện Ảnh

Mới nhất