Lịch sử phát triển của xã hội loài người thường đo bằng thiên niên kỷ, thế kỷ, năm, tháng, ngày, giờ. Nhưng còn một cách đo khác ấn tượng hơn và ý nghĩa hơn là xác định sự phát triển của xã hội căn cứ vào những chuyển biến, thay đổi có tính bước ngoặt, báo hiệu sự chuyển hoá về chất của đời sống xã hội đối với toàn nhân loại hoặc toàn dân tộc.
Nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930- 3/2/2024), Giáo sư, Tiến sĩ, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có bài viết rất quan trọng, nhằm khơi dậy niềm tự hào về Đảng quang vinh, Bác Hồ vĩ đại, dân tộc Việt Nam anh hùng...
91 năm kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Việt Nam đã đi qua nhiều giai đoạn, bước ngoặt, vượt qua nhiều thử thách và từng bước phát triển, hội nhập sâu rộng với thế giới.
Nhằm thiết thực chào mừng thành công của Đại hội Đảng bộ Học viện lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020 - 2025, ngày 29/10/2020, Học viện CSND đã long trọng tổ chức Hội nghị tổng kết 45 năm đào tạo trình độ đại học, giai đoạn 1975 - 2020. Thượng tướng, PGS.TS Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an dự và chủ trì Hội nghị.
Ngay trước thềm kỉ niệm 75 năm ngày Quốc khánh 2-9 năm 2020, đồng chí Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã có bài viết hết sức quan trọng về “Chuẩn bị và tiến hành thật tốt Đại hội XIII của Đảng, đưa đất nước bước vào một giai đoạn phát triển mới”.
“Đại học 4.0” được xác định là mô hình đại học thông minh định hướng đổi mới sáng tạo, trong đó thành tố đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp là triết lý, mục tiêu và phương thức tạo ra giá trị gia tăng; còn thành tố thông minh là phương thức và điều kiện tổ chức thực hiện dựa vào các tiến bộ của công nghệ 4.0. Là trung tâm đại học đa ngành, đa lĩnh vực, ĐHQGHN đang phát huy những lợi thế để sớm xây dựng thành công theo mô hình đại học thông minh, đổi mới sáng tạo, đang nỗ lực nâng cao năng lực thích ứng với xu thế chuyển đổi của giáo dục đại học thế giới trong thời đại mới.
Ngày 5-3-2014, Đảng ủy Công an Trung ương ban hành Nghị quyết số 16-NQ/ĐUCA “Về công tác khoa học Công an trong tình hình mới”; ngày 6-3-2014, Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Chỉ thị số 02/CT-BCA-V21 “Về tăng cường công tác khoa học Công an trong tình hình mới”.
Con đường hướng tới sự thịnh vượng của Việt Nam đòi hỏi phải tăng năng suất liên tục với định mức tăng trưởng hàng năm 6-7%. Để đạt được mục tiêu này trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của công nghệ và kỹ thuật, chúng ta cần phải dựa vào nền kinh tế tri thức với nguồn vốn nhân lực chất lượng cao.
Ngày 23/08/2019, Đoàn đại biểu trường Đại học RMIT do Giáo sư Peter Coloe, Phó Chủ tịch Đại học RMIT, Phó Hiệu trưởng khoa Khoa học Kỹ thuật và Sức khỏe làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại Học viện. Tham dự và chủ trì buổi tiếp có Thiếu tướng, PGS. TS Đặng Xuân Khang, Phó Giám đốc Học viện và đại diện lãnh đạo các đơn vị chức năng thuộc Học viện.
Thực tiễn hiện nay cũng cho thấy, tình hình tội phạm ở nước ta mặc dù đã được kiềm chế song vẫn có nhiều diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ... Điều này đặt ra đòi hỏi, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác đấu tranh, xử lý tội phạm cần nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu, hoàn thiện lý luận nhằm xây dựng những luận cứ khoa học cho việc đưa ra các giải pháp phòng ngừa tội phạm.
Ngày 25/12/2006 Bộ trưởng Bộ Công an đã có Quyết định số 2007/2006/QĐ-BCA quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Học viện CSND, trong đó có việc thành lập Trung tâm Nghiên cứu Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm. Ngày 23/8/2007 Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng CAND đã ký Quyết định số 1593/2007/QĐ-X11(X12) quy định chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và phòng ngừa tội phạm và ngày 14/9/2007 Trung tâm chính thức ra mắt, nay là Trung tâm Nghiên cứu tội phạm học và điều tra tội phạm.
(ANTV) - Sáng nay (08/01), tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Hội nghị sơ kết Học kỳ I, năm học 2024-2025, giao ban công tác quý IV năm 2024 các học viện, trường CAND.