Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận trong luận án của NCS Đường Thị Thu Minh

Tên luận án: Quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế của lực lượng Cảnh sát hình sự trong phòng chống tội phạm có tổ chức.

Chuyên ngành: Quản lý nhà nước về An ninh, trật tự                Mã số: 9.86.01.09

Họ và tên nghiên cứu sinh: Đường Thị Thu Minh                         Khóa: 22

Chức danh khoa học, học vị và họ tên người hướng dẫn:
    HD1: GS.TS Nguyễn Đắc Hoan;      
    HD2: PGS.TS Bùi Ngọc Giáp.


Tên cơ sở đào tạo: Học viện Cảnh sát nhân dân, Bộ Công an.

Những đóng góp mới của luận án:

1. Luận án đã khái quát xây dựng một cách có hệ thống những nội dung lý luận cơ bản, bao gồm:
- Xây dựng các khái niệm công cụ về tội phạm có tổ chức; hợp tác quốc tế của Cảnh sát hình sự (CSHS) trong phòng chống tội phạm có tổ chức (TPCTC); quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế của CSHS trong phòng chống TPCTC.
- Phân tích, luận giải chỉ ra cơ sở pháp lý (quốc gia và quốc tế), nguyên tắc, đặc điểm và khái quát xây dựng 4 nội dung lý luận quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế của lực lượng CSHS trong phòng chống TPCTC, đó là: xây dựng, hoàn thiện cơ sở pháp lý; kế hoạch hóa; tổ chức thực hiện; kiểm tra, đánh giá và sơ kết, tổng kết hoạt động quản lý nhà nước.

2. Luận án đã phản ánh tình hình, đặc điểm và thực trạng quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế của lực lượng CSHS, cụ thể:
- Khảo sát phản ánh về diễn biến tình hình, đặc điểm nổi bật của TPCTC và hoạt động hợp tác quốc tế của CSHS. Đặc biệt đã trọng tâm khảo sát, bàn luận có chiều sâu về tổ chức bộ máy CSHS; thực trạng tiến hành quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế của lực lượng CSHS trong phòng chống TPCTC (giai đoạn 2010 - 2022) như: ban hành văn bản quy phạm pháp luật và dưới luật, ký kết các điều ước, thỏa thuận quốc tế; kế hoạch hóa hoạt động quản lý nhà nước; thực hiện các quy trình quản lý nhà nước đối với hoạt động trao đổi, xử lý thông tin tội phạm, tương trợ tư pháp về hình sự, dẫn độ, truy nã quốc tế, hợp tác điều tra TPCTC; tiến hành kiểm tra, đánh giá và sơ kết, tổng kết.
- Rút ra những nhận xét, đánh giá và kết luận khoa học về những ưu điểm, hạn chế, bất cập và nguyên nhân hạn chế trong hoạt động quản lý nhà nước. Trong đó tập trung vào những vấn đề chính như: tổ chức bộ máy, cơ sở pháp lý, cơ chế vận hành và tổ chức quản lý; những bất cập, vướng mắc, những vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn và yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước…

3. Luận án đã đề cập và đưa ra một số dự báo, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác QLNN về hợp tác quốc tế của CSHS trong phòng chống TPCTC:
- Dự báo tình hình, xu hướng của TPCTC, những khó khăn, thuận lợi và yếu tố mới tác động đến quản lý nhà nước; xây dựng giải pháp phù hợp, có trọng tâm và khả thi về hoàn thiện cơ sở pháp lý, kiện toàn lực lượng, đổi mới cơ chế quản lý, phối hợp lực lượng, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu và trang bị cơ sở vật chất … nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế của lực lượng CSHS trong phòng chống TPCTC.

Các tin khác

MỚI CẬP NHẬT

XEM NHIỀU NHẤT