Một số vấn đề tâm lý cần chú ý trong CATS của lực lượng Cảnh sát nhân dân

Tham dự có đồng chí Thượng tá, TS Trần Thế Hưởng - nguyên Trưởng khoa Cảnh sát hình sự, Học viện CSND; đồng chí Trung tá Phạm Thanh Dân - Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Điện Biên; Đồng chí Đại úy Nguyễn Công Đức - Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Công an thành phố Hà Nội; đại diện lãnh đạo các khoa nghiệp vụ chuyên ngành; tập thể cán bộ, giảng viên Khoa Tâm lý và hơn 200 sinh viên các lớp chuyên ngành trinh sát đang học tập tại Học viện CSND.

Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm
Các đại biểu tham dự tọa đàm chụp ảnh lưu niệm

Đây là hoạt động thiết thực hưởng ứng chủ trương của Đảng ủy, Ban Giám đốc Học viện về việc gắn lý luận với thực tiễn trong công tác giáo dục và đào tạo của nhà trường và tiến tới chào mừng kỷ niệm 55 năm thành lập Học viện CSND (15/5/1968 - 15/5/2022).

Tại buổi tọa đàm, các đại biểu tập trung tham luận, trao đổi về một số vấn đề tâm lý cần chú ý trong đấu tranh với các đối tượng phạm tội về trật tự xã hội; những yêu cầu tâm lý của cán bộ chiến sĩ trong công tác đấu tranh CATS; kinh nghiệm tâm lý trong việc bắt giữa nhóm các đối tượng phạm tội về ma túy… Các khách mời cũng thẳng thắn chia sẻ những vấn đề lý luận gắn với thực tiễn đấu tranh chuyên án, những đặc điểm tâm lý cần chú ý của cán bộ để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi tiến hành các hoạt động nghiệp vụ, những nét tâm lý cần khắc phục trong quá trình thực hiện hoạt động nghiệp vụ của các trinh sát viên…

Trung tá, TS Đặng Anh Tuấn - Trưởng khoa Tâm lý, Học viện CSND phát biểu tại tọa đàm
Trung tá, TS Đặng Anh Tuấn - Trưởng khoa Tâm lý, Học viện CSND phát biểu tại tọa đàm

Qua việc tổng kết thực tiễn thành những vấn đề lý luận trong từng chuyên án, các đại biểu đã gợi mở nhiều vấn đề dưới góc độ tâm lý học có tác động, ảnh hưởng lớn tới thành công của chuyên án, trong đó phải kể đến tâm lý của người lãnh đạo, chỉ huy trước những quyết định quan trọng, tâm lý của cán bộ chiến sĩ trực tiếp tham gia chiến đấu, trước những gian khổ của cuộc chiến đấu và nhất là những phút giây phải đối mặt với ranh giới giữa sự sống và cái chết giữa thời bình, hay tâm lý của đồng nghiệp, thân nhân chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ…

Thượng tá, TS Trần Thế Hưởng - nguyên Trưởng khoa CSHS, Học viện CSND tham luận tại tọa đàm
Thượng tá, TS Trần Thế Hưởng - nguyên Trưởng khoa CSHS, Học viện CSND tham luận tại tọa đàm
Trung tá Phạm Thanh Dân, Công an tỉnh Điện Biên (trái) và Đại úy Nguyễn Công Đức, Công an TP Hà Nội (phải) tham luận tại tọa đàm
Trung tá Phạm Thanh Dân, Công an tỉnh Điện Biên (trái) và Đại úy Nguyễn Công Đức, Công an TP Hà Nội (phải) tham luận tại tọa đàm

Từ thực tiễn công tác, các đại biểu khách mời cũng động viên, khích lệ sinh viên Học viện tận dụng hiệu quả thời gian đào tạo tại Nhà trường để chủ động trang bị kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ tốt nhất phục vụ công tác.

Bằng sự chân thành, tâm huyết của cán bộ thực tế giàu kinh nghiệm, các khách mời đã trao đổi, cung cấp cho giảng viên và sinh viên những kiến thức nghiệp vụ, kiến thức tâm lý trong công tác của lực lượng CSND và chuyển tải những thông điệp ý nghĩa, sâu sắc về hình ảnh người chiến sĩ Công an nhân dân yêu ngành, mến nghề, trách nhiệm với nhiệm vụ. 

Khoa Tâm lý

Các tin khác

MỚI CẬP NHẬT

XEM NHIỀU NHẤT