“Nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh, phòng chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả”
Toàn cảnh buổi Tọa đàm

Tham dự buổi Tọa đàm có Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện; Ông Trần Tuấn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ đại diện sở hữu công nghiệp Châu Á (AIP) cùng các giảng viên Khoa Cảnh sát kinh tế - Học viện CSND. 

Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Chính phủ, đất nước ta đã đạt được nhiều thành tựu trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa,... Tuy nhiên, tình hình tội phạm nói chung, tội phạm kinh tế nói riêng trong đó có tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả đang diễn biến ngày càng phức tạp. Số vụ, số đối tượng phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả ngày càng tăng, các loại mặt hàng giả ngày càng đa dạng. Hiện nay, mặt hàng giả không chỉ đơn thuần là những mặt hàng giá rẻ, tiêu dùng thông thường, dễ sản xuất mà còn là những mặt hàng đắt tiền, đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao, hiện đại.

Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện tặng quà lưu niệm cho đại diện Công ty TNHH Dịch Vụ Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp Châu Á (AIP)
Đại tá, PGS.TS Phạm Công Nguyên, Phó Giám đốc Học viện tặng quà lưu niệm cho đại diện Công ty TNHH Dịch vụ dại diện sở hữu công nghiệp Châu Á (AIP)

Trong đó, mặt hàng rượu là một trong những mặt hàng giả được đối tượng sản xuất, buôn bán, kinh doanh với quy mô lớn, nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Vấn nạn rượu giả, rượu kém chất lượng… ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người sử dụng, cũng như tác động tiêu cực tới hình ảnh của các doanh nghiệp sản xuất rượu. Do thu được lợi nhuận cao, nhiều cá nhân, cơ sở, doanh nghiệp trong nước đã cố tình sản xuất rượu giả, rượu nhái nhãn các nhãn hiệu rượu nổi tiếng, có uy tín để lừa dối, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng.

Ông Trần Tuấn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Dịch Vụ Đại Diện Sở Hữu Công Nghiệp Châu Á (AIP) báo cáo về quá trình sản xuất, quy trình phân phối, tình hình xâm phạm quyền sở hữu, chính sách đấu tranh chống hàng giả và cách thức nhận biết hàng giả
Ông Trần Tuấn Huy, Giám đốc Công ty TNHH Dịch vụ dại diện sở hữu công nghiệp Châu Á (AIP) báo cáo về quá trình sản xuất, quy trình phân phối, tình hình xâm phạm quyền sở hữu, chính sách đấu tranh chống hàng giả và cách thức nhận biết hàng giả

Có thể khẳng định rằng, sự gia tăng của các hành vi sản xuất, buôn bán rượu giả đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường phát triển, nền kinh tế thị trường cạnh tranh lành mạnh của nước ta, làm thất thu ngân sách của Nhà nước, ảnh hưởng đến uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp, nhà sản xuất chính hãng mà đặc biệt hơn nữa là ảnh hưởng trực tiếp quyền lợi, sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng. Trước thực tế đó, để nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả nói chung, mặt hàng rượu nói riêng, đòi hỏi các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cũng như những người tiêu dùng cần có nhận thức đầy đủ về các sản phẩm rượu chính hãng và tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là rượu. 

Giảng viên Khoa Cảnh sát kinh tế hướng dẫn học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra tội phạm cho lực lượng kiểm soát Hải quan cách phân biệt hàng giả và hàng thật
Giảng viên Khoa Cảnh sát kinh tế hướng dẫn học viên lớp Bồi dưỡng nghiệp vụ điều tra tội phạm cho lực lượng kiểm soát Hải quan cách phân biệt hàng giả và hàng thật

Chương trình Tọa đàm khoa học được tổ chức nhằm tổng kết, đánh giá thực tiễn công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả của các cơ quan quản lý nhà nước. Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các đơn vị trực tiếp đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả. Từ đó, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa Học viện với các đơn vị, doanh nghiệp trong nghiên cứu các biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả. Cho thấy được vai trò của công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học của Học viện trong tình hình mới.

các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
các đại biểu chụp ảnh lưu niệm

PV

 

Các tin khác

MỚI CẬP NHẬT

XEM NHIỀU NHẤT