Nâng cao hiệu quả công tác quản lý giáo dục trẻ em và người chưa thành niên
Thiếu tướng Vũ Xuân Dung phát biểu tại Hội thảo.

Theo báo cáo của Công an các địa phương, trong 9 tháng đầu năm 2019, có trên 4 nghìn trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật. Trong đó, độ tuổi dưới 14 có 1.052 em (chiếm 24,7%); từ 14 đến dưới 16 có 1.450 em (chiếm 34,1%); từ 16 đến dưới 18 tuổi có 1.750 em chiếm 41,1% em. 

Qua số liệu cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật trong lứa tuổi chưa thành niên tuy có giảm về số vụ và số đối tượng nhưng vẫn còn diễn biến phức tạp. Địa bàn thực hiện các hành vi phạm tội, vi phạm pháp luật của người chưa thành niên không chỉ xảy ra ở thành phố, thị xã mà còn xảy ra ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. 

Tại Hội thảo, các đại biểu các đại biểu đã cùng nhau trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trong quá trình chỉ đạo, thực hiện; các hoạt động của lực lượng Cảnh sát QLHC về TTXH trực tiếp là Cảnh sát khu vực, Công an xã, các tổ chức đoàn thể và đưa ra giải pháp trong việc thực hiện công tác phòng ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư.

Phát biểu kết luận Hội thảo,Thiếu tướng Vũ Xuân Dung, Cục trưởng Cảnh sát QLHC về TTXH nhấn mạnh, qua hội thảo cho thấy nhiều mô hình quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật của các địa phương, giúp chúng ta biết được những kinh nghiệm quý giá trong công tác phòng ngừa, quản lý, giáo dục trẻ em và người chưa thành niên làm trái pháp luật tại cộng đồng dân cư.


Các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa người chưa vị thành niên làm trái pháp luật.
Các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến quan trọng nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa người chưa vị thành niên làm trái pháp luật.

Thiếu tướng Nguyễn Xuân Dung yêu cầu, thời gian tới, Công an các đơn vị, địa phương tiếp tục xác định quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật là một nội dung công tác quan trọng, xuyên suốt, gắn liền với nhiệm vụ chính trị của từng ngành, từng đơn vị, địa phương từ đó nâng cao hiệu lực công tác quản lý Nhà nước trên lĩnh vực ANTT thực hiện tốt công tác phòng ngừa xã hội nói chung gắn với phòng ngừa tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên nói riêng. 

Không tách rời công tác quản lý, giáo dục trẻ em làm trái pháp luật với các chương trình khác mà đặt trong mối quan hệ tổng thể công tác phòng ngừa xâm hại trẻ em; Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phải được tiến hành thường xuyên, đa dạng; Tăng cường phổ biến, quán triệt các văn bản của Nhà nước, các ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc, quản lý giáo dục thanh thiếu niên đến mọi tầng lớp nhân dân nhằm hiểu rõ mục đích ý nghĩa nhân văn cao cả của nội dung công tác này; nội dung tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực phù hợp với đặc điểm, điều kiện của từng địa phương để truyền tải nội dung đến từng cụm dân cư, tổ dân phố, gia đình; Đảm bảo sự phối hợp đồng bộ kịp thời giữa gia đình, nhà trường các tổ chức xã hội, đoàn thể và nhân dân trong khu dân cư.



Phản hồi

Thông tin người gửi phản hồi

Các tin khác

MỚI CẬP NHẬT

XEM NHIỀU NHẤT